Tuy nhiên điểm nhấn bất ngờ lại chính là động thái quay lại mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài. Do phiên ngày 2/12 khối này bán ròng thỏa thuận tới 69,ứngkhoántuầnVốnngoạirụcrịchquaylạitiềnđổvàođâbd kq hom nay va dem qua3 triệu DIG trị giá gần 1.487 tỷ đồng nên tính chung toàn bộ giao dịch thì tuần qua khối ngoại vẫn bán ròng. Thế nhưng khi loại thỏa thuận cá biệt của DIG, khối này đã mua ròng.
Mặc dù nhìn khắt khe, dòng tiền vào và ra thị trường chứng khoán nên là con số tổng hợp, bao gồm cả thỏa thuận. Mặc dù vậy hai hình thức giao dịch này khác biệt đáng kể. Các giao dịch thỏa thuận thường là do những quỹ hay nhà đầu tư lớn tự tìm đến với nhau và thỏa thuận trước. Do đó các thỏa thuận có lô rất lớn.
Ngược lại, các giao dịch thông thường của nhà đầu tư bình thường chỉ bó hẹp trong giao dịch khớp lệnh vì có thể dựa theo cung cầu thị trường mà tiến hành. Các giao dịch thực hiện qua khớp lệnh thường là hoạt động đầu tư tài chính bình thường.
Mặt khác, các giao dịch thỏa thuận được xác định giá riêng biệt dù vẫn nằm trong biên độ cho phép hàng ngày. Giao dịch thỏa thuận không ảnh hưởng đến VN-Index do không làm giá cổ phiếu thay đổi. Vì vậy loại giao dịch này không chi phối thị trường.
Tổng hợp 3 sàn tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 565,6 tỷ đồng, trong đó bán ròng HSX và HNX khoảng 600,6 tỷ đồng. Riêng cổ phiếu sàn HSX bị bán ròng 604,1 tỷ đồng, các chứng chỉ quỹ ETF được mua ròng 528,9 tỷ đồng.
Quy mô mua ròng chủ đạo tuần qua tập trung vào chứng chỉ FUEVFVND của quỹ ETF VFMVN DIAMOND với giá trị mua ròng 579 tỷ đồng, trong đó gần 546 tỷ đồng là bằng thỏa thuận, hơn 33 tỷ đồng là qua khớp lệnh.
Nếu nhìn thuần túy con số như trên thì dòng vốn ngoại vẫn đang trong xu hướng rút ròng. Tuy nhiên phân tích chi tiết lại thấy dòng vốn này thực tế đang mua ròng trở lại. Đầu tiên là với các giao dịch khớp lệnh cổ phiếu, sàn HSX tuần qua chứng kiến con số mua ròng tới 670 tỷ đồng. VPB, VHM, VNM, VRE, MBB, VJC... được mua ròng tuần qua hàng trăm tỷ đồng.
Cổ phiếu trong nhóm VN30 tuần qua có 4/5 phiên mua ròng liên tiếp, đạt tổng giá trị mua ròng khớp lệnh là 993,4 tỷ đồng. Dòng vốn ngoại đang chảy thẳng vào các blue-chips, dù có thể vẫn bán ròng đâu đó ở các cổ phiếu khác. Đây là tuần mua ròng khớp lệnh đầu tiên tại VN30 kể từ đầu tháng 8 vừa qua.
Điểm thứ hai là quỹ ETF VFMVN DIAMOND nhận được nguồn vốn ngoại khủng tới 579 tỷ đồng. Quỹ này cũng có danh mục đầu tư toàn blue-chips. Dòng vốn ngoại vào quỹ này biến thành dòng vốn nội vì khi đó quỹ sẽ giải ngân mua vào dưới danh nghĩa của quỹ. Quỹ này bắt đầu hút được vốn ngoại mạnh mẽ từ hôm 27/11 và ngay lập tức thanh khoản thị trường tuần này có dấu hiệu gia tăng kỷ lục. Dĩ nhiên không chỉ mình quỹ này có thể thúc đẩy thanh khoản nhiều như vậy, nhưng các quỹ ETF thường sẽ phải giải ngân ngay số tiền huy động được.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 4/12 | Giá đóng cửa ngày 27/11 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 4/12 | Giá đóng cửa ngày 27/11 | Mức tăng (%) |
CVT | 41.55 | 51.5 | -19.32 | VOS | 2.1 | 1.59 | 32.08 |
HRC | 37 | 44.6 | -17.04 | VDS | 10 | 7.81 | 28.04 |
PTC | 8 | 9.2 | -13.04 | ABS | 16.35 | 13.1 | 24.81 |
KPF | 11.7 | 13.3 | -12.03 | VPS | 16 | 12.9 | 24.03 |
VMD | 21.2 | 24 | -11.67 | DIG | 26.5 | 21.7 | 22.12 |
CLG | 1.02 | 1.14 | -10.53 | DAT | 33.9 | 27.9 | 21.51 |
VAF | 9.6 | 10.6 | -9.43 | SFI | 30.9 | 25.75 | 20 |
SAM | 9.7 | 10.7 | -9.35 | POM | 13.65 | 11.5 | 18.7 |
PTL | 5.6 | 6.13 | -8.65 | QBS | 2.45 | 2.07 | 18.36 |
COM | 47.35 | 51 | -7.16 | TDG | 2.5 | 2.13 | 17.37 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 4/12 | Giá đóng cửa ngày 27/11 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 4/12 | Giá đóng cửa ngày 27/11 | Mức tăng (%) |
VE8 | 6.9 | 9 | -23.33 | TKC | 5.8 | 3.8 | 52.63 |
DPC | 11.6 | 15 | -22.67 | THD | 31.9 | 22.2 | 43.68 |
GLT | 20.5 | 25.4 | -19.29 | SFN | 23.3 | 16.8 | 38.69 |
HTP | 9.1 | 11 | -17.27 | TJC | 11 | 8 | 37.5 |
HHC | 93 | 107 | -13.08 | NSH | 4.5 | 3.5 | 28.57 |
PSE | 7.2 | 8.2 | -12.2 | LUT | 2.4 | 1.9 | 26.32 |
VSM | 12.9 | 14.6 | -11.64 | VE4 | 10.5 | 8.6 | 22.09 |
BKC | 4.7 | 5.3 | -11.32 | D11 | 25 | 20.5 | 21.95 |
VNC | 31.3 | 35 | -10.57 | ARM | 52 | 43 | 20.93 |
LBE | 34 | 37.7 | -9.81 | AAV | 9.3 | 7.7 | 20.78 |
Điểm thứ ba là mặc dù một phần dòng vốn ngoại có thể chảy qua kênh quỹ ETF nội, nhưng thực tế các giao dịch bình thường của khối này cũng vẫn ghi nhận mua ròng tuần qua. Mặc dù vị thế có thể vẫn là bán ròng (vì có lệnh bán thỏa thuận lớn) nhưng quy mô giải ngân đang tăng tốt. Cụ thể, tổng giá trị giải ngân với cổ phiếu HSX là 5.320,9 tỷ đồng, tăng 18% so với tuần cuối tháng 11 và đang ở mức cao nhất kể từ trung tuần tháng 10 vừa qua - tuần có SAB, TCB thỏa thuận khủng. Để thay đổi được vị thế từ bán ròng sang mua ròng thì khối ngoại cần phải giảm cả quy mô bán, nhưng ít nhất việc tăng mua cũng thể hiện sự gia nhập trở lại của dong tiền ngoại, chỉ là chưa đủ để san bằng với các thỏa thuận lớn cá biệt mà thôi.
Vốn ngoại quay lại mua từ đầu tháng 12 này là một sự trùng hợp thú vị. Tỷ trọng thị trường Việt Nam trong nhóm các thị trường cận biên của MSCI chính thức được tăng lên từ thời điểm này. Nói cách khác, rất có thể dòng vốn của các qũy cận biên và ETF MSCI 100 đang mua vào cổ phiếu Việt Nam. Danh mục của cổ phiếu Việt Nam trong các chỉ số MSCI phần lớn cũng là blue-chips.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
23.11.2020 | 10,199.1 | 637.6 | 630.7 |
24.11.2020 | 12,078.4 | 840.7 | 811.9 |
25.11.2020 | 10,801.8 | 600.5 | 769.4 |
26.11.2020 | 9,486.5 | 450.2 | 704.2 |
27.11.2020 | 8,684.3 | 584.7 | 750.6 |
30.11.2020 | 10,208.2 | 866.1 | 1,099.1 |
1.12.2020 | 11,794.4 | 983.0 | 680.7 |
2.12.2020 | 10,640.8 | 965.5 | 670.3 |
3.12.2020 | 9,990.0 | 954.3 | 574.4 |
4.12.2020 | 10,805.8 | 813.7 | 851.5 |
Trọng Nghĩa