【xem kèo cá cược】Mạnh tay với doanh nghiệp chuyển giá trốn thuế
Trong những năm gần đây,ạnhtayvớidoanhnghiệpchuyểngiátrốnthuếxem kèo cá cược hiện tượng chuyển giá trong các DN đầu tư nước ngoài (FDI) đã trở nên phổ biến. Với nhiều hình thức khác nhau, có DN đã phù phép cho tổng chi phí về thuế trên toàn cầu của mình ở mức thấp nhất để tìm tới lợi nhuận cao nhất. Riêng tại TP.HCM, tình trạng kê khai lỗ nhiều năm liên tục, không phát sinh số thuế phải nộp, có các dấu hiệu của việc chuyển giá thông qua việc mua bán hàng hóa, dịch vụ với các đơn vị có quan hệ liên kết… chiếm tỉ lệ khá lớn trong các DN FDI. Trong năm 2016, Cục Thuế TP.HCM đã thực hiện thanh tra 99 DN có giao dịch liên kết, truy thu được trên 116 tỷ đồng, giảm lỗ trên 871 tỉ đồng, giảm khấu trừ trên 1,3 tỉ đồng. Đặc biệt, nhiều DN mặc dù khai lỗ nhưng vẫn bị ấn định và truy thu với số thuế từ 2 đến 16 tỉ đồng/DN.
Theo Cục Thuế TP.HCM, các DN này có giao dịch liên kết tập trung ở nhiều lĩnh vực ngành nghề như: Gia công XK may mặc, sản xuất phần mềm, dịch vụ, kinh doanh bán buôn, bán lẻ, kinh doanh sắt thép, khách sạn nhà hàng, văn phòng, căn hộ cho thuê…Phần lớn DN kê khai lỗ là các DN có dấu hiệu liên kết nội bộ giữa DN trong nước và DN nước ngoài làm cho thu nhập chịu thuế ở Việt Nam không còn nữa. Các sai phạm phổ biến là các DN có giao dịch liên kết nhưng không kê khai theo quy định hoặc DN có kê khai nhưng không chứng minh được giá giao dịch trên thị trường hoặc DN lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường không phù hợp... Do vậy, khi thực hiện thanh tra, kiểm tra để xác định hoạt động chuyển giá, cơ quan Thuế phải thu thập thông tin về hình thức liên kết, thông tin giao dịch liên kết, phân tích rủi ro các chi phí tổng quan như: Lịch sử hình thành và phát triển, sơ đồ mối quan hệ liên kết, các phân đoạn thị trường, xu thế phát triển quan hệ liên kết hữu cơ, liên kết trọng yếu… để chọn phương pháp định giá xác định giá thị trường đối với sản phẩm chuyển giao trong giao dịch liên kết phù hợp nhất đối với từng DN.
Cụ thể như đối với các DN có giao dịch liên kết, kê khai lỗ liên tục, đơn giá gia công, giá bán nhỏ hơn giá thành sản xuất, quy mô, mặt hàng, xuất xứ DN gần như tương đồng với dữ liệu thu thập của cơ quan thuế, DN không chứng minh được giá giao dịch độc lập thì phải ấn định theo phương pháp giá vốn, cộng lãi. Đối với các DN có giao dịch liên kết, có số liệu chứng minh được giá giao dịch độc lập cao hơn giá giao dịch liên kết thì phải ấn định theo phương pháp xác định tỷ lệ lãi hoặc đơn giá cho DN tự xác định. Đối với các DN có quan hệ liên kết, có giao dịch liên kết, kê khai lỗ thường xuyên, đơn giá gia công, giá bán nhỏ hơn giá thành sản xuất có nhận tiền hỗ trợ, tài trợ từ công ty mẹ hay vay vốn từ công ty mẹ nhưng không phải trả lãi vay hay không quy định thời hạn phải trả vốn, lãi thì áp dụng ấn định theo phương pháp điều chỉnh doanh thu do xác định các khoản hỗ trợ DN nhận từ công ty mẹ. Đối với DN có giao dịch liên kết, có số liệu để so sánh được giá gia công với giá FOB XK (giá tại cửa khẩu) trên tờ khai hải quan (đã loại trừ giá vốn nguyên liệu tương ứng) thì ấn định theo phương pháp xác định lại đơn giá gia công theo giá FOB giao dịch với DN độc lập...
Ông Trần Ngọc Tâm, Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM cho biết, trong năm 2017, kiểm soát hoạt động chuyển giá của các DN vẫn là một trong lĩnh vực được Cục Thuế chú trọng với mục tiêu thanh tra khoảng 109 DN có giao dịch liên kết. Tuy nhiên, để hoạt động chuyển giá có hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực của cơ quan Thuế còn cần có sự chung tay của nhiều cơ quan liên quan. Trước hết, là cần sự hỗ trợ của các bộ, ngành trong việc hoàn thiện khung khổ pháp lý. Cụ thể là nâng cấp Thông tư 66/2010/TT-BTC về chuyển giá lên Nghị định hoặc Luật. Bên cạnh đó, vì hoạt động chuyển giá là chuyển thu nhập từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp, nên cần xem xét điều chỉnh mức thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam không quá chênh lệch với thuế suất của các nước trong khu vực. Đồng thời, Bộ Tài chính cần ban hành dữ liệu tỉ suất lợi nhuận bình quân ngành hoặc sử dụng dữ liệu ngành thống kê để ấn định nếu các DN kê khai dưới ngưỡng. Đây là vũ khí sắc bén để cơ quan Thuế khi thực hiện thanh tra, kiểm tra các DN có giao dịch liên kết tránh khiếu nại, khiếu kiện.
Về dữ liệu thương mại toàn cầu, theo kiến nghị của Cục Thuế TP.HCM, Tổng cục Thuế xúc tiến việc mua quyền khai thác các dữ liệu thương mại để làm dữ liệu so sánh, phân tích phục vụ cho công tác thanh tra giá chuyển nhượng. Đồng thời, tăng cường sử dụng công cụ chống chuyển giá hữu hiệu trên thế giới là quyền xác định giá, thương thảo giá trước (phương thức APA) đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Kéo dài thời gian thanh tra thuế (từ 30 ngày như hiện nay lên 45 ngày) tại Cục Thuế để có đủ thời gian cần thiết thực hiện đấu tranh với hiện tượng chuyển giá xuyên quốc gia (hiện nay ở một số nước như Nhật, Mỹ thời gian thanh tra có thể kéo dài từ 1 đến 2 năm)...