TheàngMaiquotquaylưngquotvớingườitiêudùtỷ số romaniao phản ánh của anh Nguyễn Thanh Sơn – khách hàng mua phải hàng hóa kém chất lượng, hàng hết hạn sử dụng tại Metro Hoàng Mai thuộc Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam cho thấy, dù nhân viên của Metro Hoàng Mai có đến gặp gỡ, tìm hiểu thông tin và ngỏ ý thu hồi lại sản phẩm “rởm” của mình. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, người tiêu dùng vẫn chưa nhận được bồi hoàn về sản phẩm. Các sản phẩm lỗi, hỏng, kém chất lượng vẫn đang được lưu giữ, hóa đơn mua hàng vẫn còn nguyên trong khi phía Metro hứa sẽ thu lại và có trách nhiệm với người mua hàng.
Sản phẩm đồ chơi trẻ em của Trung Quốc chưa hợp chuẩn, hợp quy bán tràn lan trong Metro Hoàng Mai. Ảnh: N. Nam |
Trong khi đó, đại diện cho Metro Hoàng Mai ông Nguyễn Anh Phương – Giám đốc trung tâm này cho biết, với những phản ánh của người tiêu dùng, sau khi tiếp nhận thông tin, Metro Hoàng Mai sẽ thực hiện các chế độ hậu mãi, thu hồi sản phẩm của người tiêu dùng. Metro cũng sẽ có chính sách đổi hoặc hoàn tiền cho người mua hàng nếu sản phẩm mua phải hàng kém chất lượng như người tiêu dùng phản ánh.
Sự thực là, không chỉ sản phẩm của người tiêu dùng mua phải kém chất lượng, hết hạn sử dụng, nhãn mác mập mờ. Ngay cả khi, cơ quan quản lý thị trường vào làm việc, kiểm tra trên thực tế, Đội quản lý Thị trường số 15 thuộc Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội đã bắt “tại trận” hàng bán trong siêu thị Metro Hoàng Mai kém chất lượng.
Biên bản xử lý và quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Đội quản lý Thị trường số 15 đã đưa ra. Phía Metro Hoàng Mai cũng đã thừa nhận những khuyết điểm của mình nhưng thực tế, trách nhiệm và cam kết với người tiêu dùng của siêu thị nói trên giữa nói và làm không tương đồng.
Theo tìm hiểu của PV Chất lượng Việt Nam, tại Nghị định số 06/2008/NĐ- CP ngày 16/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại tại Mục 3 về Vi phạm quy định lưu thông, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, Điều 27 nêu, Vi phạm quy định về giao dịch với khách hàng, người tiêu dùng có thể hiện: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng - 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Có lời nói, hành động, thái độ xúc phạm khách hàng, người tiêu dùng khi bán hàng, cung ứng dịch vụ; b) Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng do nhầm lẫn; c) Đánh tráo, gian lận hàng hoá, dịch vụ có giá trị dưới 500.000 đồng khi giao hàng, cung ứng dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng; d) Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng do đánh tráo, gian lận hàng hoá, dịch vụ có giá trị dưới 500.000 đồng.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: a) Có lời nói hoặc hành động cung cấp thông tin sai lệch, thiếu trung thực cho khách hàng, người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ kinh doanh; b) Không cung cấp thông tin đầy đủ cho khách hàng, người tiêu dùng trong trường hợp hàng hoá có khiếm khuyết hoặc có khả năng gây nguy hiểm khi sử dụng; c) Có lời nói, hành động, thái độ ép buộc khách hàng khi mua bán hàng hoá, dịch vụ.
Khi cơ quan quản lý thị trường kiểm tra thực tế tại Metro Hoàng Mai vẫn có hàng hết hạn sử dụng được bày bán. Ảnh: N. Nam |
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: a) Tự ý bớt lại bao bì, phụ tùng, linh kiện thay thế, hàng khuyến mại, tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng kèm theo khi bán hàng, cung cấp dịch vụ; b) Không thực hiện bảo hành sản phẩm, dịch vụ theo quy định phải bảo hành hoặc tự công bố bảo hành trong thời hạn đã công bố; c) Gây khó khăn, trở ngại cho khách hàng, người tiêu dùng trong việc bảo hành hàng hoá, dịch vụ…
Cũng trong điều 27 có ghi, biện pháp khắc phục hậu quả là: a) Buộc xin lỗi khách hàng đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều này; b) Buộc đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng đối với vi phạm quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này; c) Buộc trả lại bao bì, phụ tùng, linh kiện thay thế, hàng khuyến mại, tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng kèm theo khi bán hàng, cung cấp dịch vụ đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, tương tự tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này; d) Buộc thực hiện bảo hành sản phẩm, dịch vụ đối với vi phạm quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều này.
Với những “lình xình” giữa người tiêu dùng và siêu thị Metro Hoàng mai như Chất lượng Việt Namđã phản ánh trong các bài: Bắt quả tang Metro bán hàng "quá đát", "Metro Hoàng Mai "lật lọng" khách hàng", "Vô trách nhiệm như... Metro Hà Nội", "Metro Hà Nội bán bánh bao mốc đen", "Siêu thị Metro bán kem Tràn Tiền giả"...cho thấy, Metro Hoàng Mai cố tình “qua mặt” Nghị định của Chính phủ và “hành xử” không hợp đạo lý kinh doanh với “thượng đế” của mình.
Chất lượng Việt Namsẽ tiếp tục phản ánh vấn đề này trong các bài tiếp theo.
Nhóm PV.