Huyện Lộc Ninh đã có nhiều hoạt động thiết thực trong tuyên truyền,ộcNinhnỗlựcphogravengchốbayern munich vs stuttgart giáo dục nâng cao nhận thức, hiểu biết cho nhân dân tự bảo vệ mình trước những tác hại của tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn ma túy, mại dâm dẫn đến lây nhiễm HIV nói riêng. Cụ thể như: Tổ chức thăm hỏi, động viên, giúp đỡ vật chất và tinh thần cho người nhiễm HIV, giúp bệnh nhân AIDS tham gia các hoạt động xã hội... Nhờ đó, cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc bằng nhiều biện pháp nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người dễ bị tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số về phòng, chống HIV/AIDS. Bên cạnh đó, tích cực tuyên truyền, vận động trong cộng đồng không kỳ thị, không phân biệt đối xử, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của họ với gia đình, xã hội, đặc biệt trong dự phòng lây nhiễm, tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.
Huyện Lộc Ninh đã xây dựng kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS và triển khai thực hiện theo từng giai đoạn trên cơ sở “Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. Các cấp, ngành, xã, thị trấn trong huyện đã có sự phối hợp tích cực trong tuyên truyền phòng, chống lây nhiễm dưới nhiều hình thức, tăng cường cung cấp các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ điều trị và dự phòng lây nhiễm. Kỷ niệm Ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS (1-12) hằng năm, các xã, thị trấn trong huyện đều tổ chức nhiều hoạt động truyền thông và phát động Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, nhằm mang thông điệp về mối nguy hiểm, cách phòng chống đến mọi người.
Đoàn viên thanh niên, cán bộ, công chức huyện Lộc Ninh tham gia lễ phát động phòng, chống HIV/AIDS
Bên cạnh đó, các xã, thị trấn, trường học trên địa bàn huyện đều tổ chức hoạt động truyền thông, tọa đàm với nội dung hưởng ứng chiến dịch truyền thông phòng, chống HIV/AIDS. Đây là diễn đàn mở để mọi người dân, học sinh được giải đáp thắc mắc và trao đổi thông tin, nâng cao hiểu biết pháp luật, kỹ năng sống, phòng tránh các tệ nạn xã hội, từ đó chung tay đẩy lùi căn bệnh thế kỷ. Công tác giám sát, phát hiện HIV được duy trì, quản lý chặt chẽ đối tượng có nguy cơ cao; chủ động tiếp cận vận động họ thay đổi hành vi như dùng bơm kim tiêm riêng, đi cai nghiện bắt buộc và cai nghiện tại cộng đồng... Đối với các trường hợp nhiễm HIV khi phát hiện đều được tư vấn, quản lý, hướng dẫn tự chăm sóc và tự bảo vệ sức khỏe cũng như dự phòng lây nhiễm.
Theo thống kê của Trung tâm Y tế huyện Lộc Ninh, tính đến ngày 31-10-2018, số người nhiễm HIV/AIDS mới năm 2018 trên địa bàn là 8. Lũy kế số bệnh nhân nhiễm HIV toàn huyện từ năm 1997 đến nay là 164, trong đó 56 bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS, 22 trường hợp đã tử vong; bệnh nhân chuyển sang AIDS còn sống là 46 trường hợp.
Do vậy, để can thiệp dự phòng lây nhiễm và giảm thiểu tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân, trong năm 2018 và những năm tiếp theo, huyện Lộc Ninh tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh HIV/AIDS. Đẩy mạnh quản lý, giám sát lây nhiễm HIV, tạo điều kiện thuận lợi cho người nhiễm được tư vấn, chăm sóc, điều trị và tái hòa nhập cộng đồng, góp phần hạn chế sự gia tăng số người nhiễm và giảm tác hại. Thực hiện xã hội hóa phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của huyện, cũng như xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, mang hạnh phúc đến mọi gia đình trên địa bàn huyện.
Mai Hoàng Mỹ