Trong bối cảnh đó,ịchbệnhchỉlàtạmthờicầnthậntrọngvớiviệcnớilỏngtiềntệbàn thắng tv trực tiếp các chuyên gia cho rằng Việt Nam nên thận trọng với việc lựa chọn nới lỏng tiền tệ như một số nước trong khu vực. Thay vào đó, nên hỗ trợ tăng trưởng theo hướng quyết liệt tháo gỡ những nút thắt để thúc đẩy đầu tư, mở rộng thị trường trong nước.
Dịch bệnh chỉ là tạm thời
Tại Việt Nam, tác động của Covid-19 đối với sức khỏe cộng đồng dường như đã bước đầu được kiểm soát. Mặc dù nằm sát nước khởi nguồn dịch bệnh, song Việt Nam là một điển hình thành công ứng phó với đại dịch này với các biện pháp phòng chống dịch bệnh được triển khai tích cực và có hiệu quả. Tuy vậy, với việc dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp ở Trung Quốc, Nhật Bản, bùng phát ở Hàn Quốc… những đối tác kinh tế, thương mại hàng đầu của Việt Nam đang đặt thêm áp lực đối với các hoạt động của nền kinh tế.
Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR), áp lực này tác động đồng thời tới cả cung và cầu theo hướng tiêu cực. Trong khu vực, để đối phó với tác động của dịch bệnh với nền kinh tế, nhiều nước đã thực hiện hay cho biết sẵn sàng thực hiện các chính sách nới lỏng tiền tệ như Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore… Tuy nhiên, chuyên gia Phạm Thế Anh cho rằng Việt Nam nên thận trọng với trào lưu nới lỏng tiền tệ này bởi nhiều lý do.
Thứ nhất, cú sốc dịch Covid-19 nhiều khả năng chỉ là tạm thời. Với sự tiên tiến và những nỗ lực không mệt mỏi của ngành y tế thế giới hiện nay thì chúng ta có thể kì vọng rằng dịch chỉ kéo dài trong một vài tháng tới. Nếu như vậy, dịch Covid-19 sẽ không ảnh hưởng đến thu nhập tiềm năng và ít tác động tới tổng cầu của nền kinh tế. Khi bệnh dịch qua đi, mọi thứ sẽ trở lại bình thường, vội vã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng lúc này là không cần thiết.
Thứ hai, bệnh dịch tác động nhiều hơn tới cầu từ nước ngoài đối với hàng hóa và dịch vụ trong nước, cụ thể là nông sản xuất khẩu và du lịch. Cầu về những hàng hóa và dịch vụ này chủ yếu phụ thuộc vào thu nhập của người nước ngoài. Việc nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ không thể kích thích việc tiêu thụ chúng. Điều tốt nhất Việt Nam có thể làm lúc này là kiểm soát chặt chẽ bệnh dịch, đồng thời tìm kiếm đa dạng hóa thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước.
Nới lỏng tiền tệ không làm xuất khẩu hết phụ thuộc
Cùng quan điểm thận trọng này, GS.TS Trần Ngọc Thơ, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, khi nói đến nới lỏng, nghĩa là phát đi một thông điệp thay đổi “lộ trình” chính sách. Khi lộ trình thay đổi, mọi thứ cũng theo thay đổi theo một cách thức hoàn toàn khác so với dự tính trước đây. Thị trường chứng khoán, lãi suất, tỷ giá và kỳ vọng lạm phát cũng sẽ thay đổi theo.
Thông điệp tiền tệ mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuy có đề cập Covid-19 như là một dạng rủi ro lớn, nhưng vẫn được xem như một cú sốc mang tính tạm thời, chứ không phải kéo dài để thay đổi lộ trình chính sách tiền tệ. Các động cơ để các ngân hàng trung ương Trung Quốc, Philippines, Thái Lan… nới lỏng tiền tệ hoặc chưa thấy ở Việt Nam, hoặc có nhưng vẫn còn phải theo dõi thận trọng một thời gian đủ dài để ngân hàng trung ương quyết định liệu có nên nới lỏng tiền tệ.
“Một hộ nông dân chăn nuôi nay thiếu nguồn cung thức ăn gia súc do những hạn chế nghiêm ngặt trong giao thương không thể vì việc được giảm lãi suất cho vay mà tăng thêm được bầy đàn. Thanh long, dưa hấu bị kẹt ở các cửa khẩu không phải vì bơm tiền thêm vào các ngân hàng thì có thể tự động chạy ra khỏi biên giới. Một tỉnh như Khánh Hoà bị thiệt hại vì du lịch sụt giảm, khó có chuyện vì Ngân hàng Nhà nước bơm thêm thanh khoản vào hệ thống tài chính mà được lấp đầy trở lại. Ở góc độ cấu trúc, nới lỏng tiền tệ không một sớm một chiều làm cho xuất khẩu nông sản nước ta hết bị lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc”, GS Trần Ngọc Thơ phân tích. Thay vào đó, giải pháp tức thời, hợp lý lúc này là chỉ nên hướng đến hỗ trợ thanh khoản và tái cấu trúc nợ cho các ngành nghề bị tác động mạnh bởi Covid-19.
Theo các chuyên gia, mục tiêu tăng trưởng kinh tế có thể được hỗ trợ bằng việc kiên trì tháo gỡ những rào cản thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và đẩy nhanh tiến độ giải ngân những dự án đầu tư công đã được phê duyệt. “Phải có giải pháp mạnh mẽ và trong tầm tay của chúng ta để tháo nút thắt trong đầu tư, không chỉ để tăng cầu nội địa cho trước mắt mà còn tạo nền tảng cho tăng trưởng những năm tới. Phải suy nghĩ nhiều hơn về sự khác biệt, quyết liệt mới đáp ứng yêu cầu hiện nay, duy trì mức tăng trưởng 6,8% như chỉ đạo của Thủ tướng”, TS. Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều 24/2 về tình hình phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ, ngành sớm ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh sản xuất kinh doanh để giữ ổn định các mặt đời sống, xã hội. Về một số việc cụ thể, Thủ tướng nêu rõ, khởi động du lịch Việt Nam an toàn, hàng không an toàn trong ngành văn hóa, du lịch. Các địa phương, hiệp hội, các ngành tiếp tục tìm thị trường mới, nhất là các nước ít bị dịch bệnh. Các cấp, các ngành, các công ty, doanh nghiệp khắc phục sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng do Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước để lại bằng những biện pháp khác, chủ động hơn. Sẵn sàng đón bắt dòng đầu tư từ nhiều nước đến Việt Nam. Đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu ở một số ngành không bị ảnh hưởng bởi dịch như gỗ, rau củ quả, thủy sản… |
H.Y