Lãnh đạo Tổng cục Thuế đánh giá,ợthuếtăngngànhThuếtriểnkhainhiềubiệnphápđểthuhồxoilac kết quả bóng đá trong 6 tháng đầu năm 2022, công tác quản lý nợ thuế, thu hồi nợ thuế đã được cơ quan thuế các cấp quan tâm, chú trọng triển khai. Tuy nhiên, do hậu quả của dịch Covid-19 vẫn còn có tác động xấu đến nền kinh tế, ảnh hưởng đến người dân và doanh nghiệp. Mặt khác, giá dầu tăng cao ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực, ngành kinh tế, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Do đó, số nợ thuế có xu hướng tăng qua các tháng, đã tác động bất lợi đến việc thực hiện xử lý thu hồi nợ thuế.
Trong bối cảnh như vậy, cơ quan thuế các cấp đã đặt nhiệm vụ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ người nộp thuế (NNT) duy trì sản xuất, kinh doanh, tạo thuận lợi cho NNT được gia hạn nợ thuế, nộp dần tiền thuế, miễn tiền chậm nộp, xóa nợ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và nghị định, nghị quyết của Chính phủ là công tác trọng tâm. Cùng với đó là việc triển khai xử lý nợ, khoanh nợ, xóa nợ không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước (NSNN); tăng cường công tác quản lý thu hồi nợ thuế vào ngân sách, hạn chế thấp nhất số nợ mới phát sinh.
Nguồn: Tổng cục Thuế. Đồ họa: Văn Chung |
Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế thực hiện giao chỉ tiêu thu nợ và chỉ tiêu nợ thuế cho các cục thuế, để các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch thu nợ theo tháng, quý và giao chỉ tiêu thu nợ, gắn trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị với nhiệm vụ thu hồi nợ thuế của đơn vị; tổ chức theo dõi, giám sát tình hình nợ thuế để chỉ đạo đôn đốc nộp kịp thời vào NSNN... Cơ quan thuế các cấp tập trung rà soát, phân loại những NNT để xác định rõ nguyên nhân nợ thuế, áp dụng các biện pháp phù hợp với từng đối tượng để thu nợ vào NSNN; đẩy mạnh việc ban hành thông báo nợ thuế bằng phương thức điện tử gửi NNT để đôn đốc, nhắc nhở nộp tiền thuế nợ và cung cấp thông tin cảnh báo tình hình nợ thuế cho NNT. Trong 6 tháng, cơ quan thuế các cấp đã ban hành 21.507.451 lượt thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp, đạt 100% số lượng phải ban hành.
Cùng với đó, ngành Thuế kiên quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ đối với những trường hợp cố tình chây ỳ nợ thuế, có dấu hiệu tẩu tán tài sản, bỏ trốn. Trong 6 tháng đầu năm, toàn ngành đã ban hành 100.700 quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản; ban hành 7.524 quyết định cưỡng chế hóa đơn; ban hành 248 quyết định cưỡng chế kê biên tài sản, thu tiền tài sản bên thứ 3 nắm giữ; ban hành 7.677 quyết định cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Các cơ quan thuế thực hiện công khai thông tin của 4.491 NNT dây dưa, chây ỳ nợ thuế, không nộp tiền thuế đúng hạn lên báo, đài, website của cơ quan thuế.
Với việc triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều biện pháp, 6 tháng đầu năm, toàn ngành Thuế thu hồi nợ thuế được 16.245 tỷ đồng.
Kết quả thu hồi nợ thuế được đánh giá là khá tích cực, song nợ thuế vẫn đang có chiều hướng tăng. Phân tích về nguyên nhân số nợ thuế tăng so với thời điểm 31/12/2021, đại diện Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế (Tổng cục Thuế) cho hay, các khoản nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của một số dự án do có vướng mắc chưa đi vào hoạt động, khai thác, chờ các địa phương giải phóng mặt bằng, giải quyết đền bù, tranh chấp, hoặc chờ phê duyệt phương án điều chỉnh mục đích sử dụng, điều chỉnh diện tích khai thác, nên NNT chưa nộp tiền vào NSNN. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật cơ quan thuế tính nợ theo thông báo nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Bên cạnh đó, một số khoản tiền thuế, tiền thuê đất đã hết thời gian gia hạn nộp thuế theo nghị định, quyết định của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, cơ quan thuế đã thực hiện biện pháp đôn đốc thu nhưng NNT vẫn còn khó khăn về dòng tiền, chưa nộp được tiền thuế đã được gia hạn vào NSNN.
Nợ có khả năng thu tăng 6,7%Báo cáo của Tổng cục Thuế ghi nhận, tính đến 30/6/2022, nợ tiền thuế có khả năng thu là 67.809 tỷ đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ. Tiền phạt và tiền chậm nộp của nợ có khả năng thu là 22.389 tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ. Tiền thuế nợ không còn khả năng thu hồi là 24.582 tỷ đồng, tăng 4,3% so với thời điểm 31/12/2021, giảm 4,8% so với cùng kỳ (không bao gồm tiền thuế nợ đã được xử lý khoanh nợ theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 và Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14). Tiền thuế nợ đang xử lý là 7.909 tỷ đồng, giảm 21,5% so với thời điểm 31/12/2021, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm 2021. Tiền thuế nợ đang khiếu nại, khiếu kiện, hết thời gian gia hạn là 9.770 tỷ đồng, tăng 4,7% so với thời điểm 31/12/2021. |
Ngoài ra, còn có tình trạng một số NNT thực hiện kê khai phát sinh thuế phải nộp, không bị tác động, ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19, nhưng lợi dụng dịch bệnh, chây ỳ, chưa nộp kịp thời tiền thuế phát sinh vào NSNN.
Thông tin tại hội nghị sơ kết nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm của Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn cho hay, năm 2019, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với NNT không còn khả năng nộp NSNN (có hiệu lực từ 1/7/2020). Sau 2 năm thực hiện, đến nay, ngành Thuế đã khoanh nợ tiền thuế được 27.459 tỷ đồng, đạt 98% số dự kiến khoanh nợ, trong đó có 53/63 cục thuế đã hoàn thành 100% số dự kiến khoanh nợ. Như vậy, nhiệm vụ khoanh nợ đã cơ bản hoàn thành.
Về xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đạt 6.309 tỷ đồng, đạt 53% số dự kiến xóa nợ. Một số địa phương có kết quả xử lý xóa nợ rất tốt, đạt trên 80%, điển hình như: Hậu Giang, Bắc Giang, Quảng Nam, Phú Yên, Đắk Lắk, Quảng Trị, Nam Định, Bình Phước, Yên Bái, Nghệ An, Bạc Liêu, Quảng Ninh,... Tuy nhiên, một số địa phương có kết quả xử lý xóa nợ thấp, đạt dưới 10%, điển hình như: TP. Hồ Chí Minh, Bình Định, Cần Thơ, Bình Thuận, Lâm Đồng, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Hưng Yên,...
Tới đây, Tổng cục Thuế sẽ báo cáo Bộ Tài chính chủ trì cùng UBND các tỉnh, thành phố thực hiện sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết 94 của Quốc hội, qua đó đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và bàn giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả, đạt mục tiêu xử lý nợ khi ban hành Nghị quyết 94.