Hỏi: Tôi nộp hồ sơ ứng tuyển vào Công ty T.K,ảlờiphápluậsoi kèo japan công ty yêu cầu tôiphải chứng thực giấy tờ trong hồ sơ xin việc làm (giấy chứng minh nhân dân, bằngtốt nghiệp trung học phổ thông,…). Vậy chứng thực là gì? Cơ quan nào có thẩmquyền thực hiện chứng thực?
NGUYỄN H. (TP.Thủ Dầu Một)
Trả lời:
Căn cứ Nghị định 79/2007/NĐ-CP củaChính phủ ngày 18-5-2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bảnchính, chứng thực chữ ký; Nghị định 04/2012/NĐ-CP ngày 20-1-2012 sửa đổi, bổsung Điều 5 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18-5-2007 của Chính phủ về cấpbản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký thì:
- Chứng thực bản sao từ bản chínhlà việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bảnsao là đúng với bản chính. Trong đó, bản chính là bản do cơ quan, tổ chức có thẩmquyền cấp lần đầu tiên có giá trị pháp lý để sử dụng, là cơ sở để đối chiếu vàchứng thực bản sao; bản sao là bản chụp, bản in, bản đánh máy, bản đánh máy vitính hoặc bản viết tay có nội dung đầy đủ, chính xác như sổ gốc hoặc bản chính.
- Cơ quan có thẩm quyền chứng thựcbản sao từ bản chính:
+ Phòng Tư pháp huyện, quận, thịxã, thành phố:
* Chứng thực bản sao từ bản chínhcác giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và giấy tờ, văn bản song ngữ.
* Chứng thực chữ ký của người dịchtrong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việtsang tiếng nước ngoài; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếngnước ngoài và giấy tờ, văn bản song ngữ.
* Chứng thực bản sao từ bản chínhcác giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.
* Chứng thực chữ ký trong các giấytờ, văn bản bằng tiếng Việt.
+ UBND xã, phường, thị trấn:
* Chứng thực bản sao từ bản chínhcác giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.
* Chứng thực chữ ký trong các giấytờ, văn bản bằng tiếng Việt.
+ Cơ quan đại diện ngoại giao, cơquan lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
* Chứng thực bản sao từ bản chínhcác giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
* Chứng thực chữ ký trong các giấytờ, văn bản bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài; chữ ký người dịch trong cácbản dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nướcngoài.
Như vậy, các giấy tờ chứng thựckhông có tiếng nước ngoài thì có thể đến UBND cấp xã hoặc Phòng Tư pháp cấp huyệnchứng thực. Trong trường hợp giấy tờ cần chứng thực có tiếng nước ngoài thì đếnPhòng Tư pháp cấp huyện chứng thực.
Hỏi: Tôi đến UBND phường để chứngthực chứng minh nhân dân thì bị cán bộ ở phường từ chối, với lý do chứng minhnhân dân cũ nát, mờ hình. Xin cho biết quy định của pháp luật về các trường hợpkhông được chứng thực?
NGUYỄN T.A. (TP.Thủ Dầu Một)
Trả lời:
Căn cứ Điều 16 Nghị định79/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18-5-2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thựcbản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký thì những trường hợp sau đây không đượcchứng thực bản sao từ bản chính:
- Bản chính được cấp sai thẩm quyềnhoặc giả mạo.
- Bản chính đã bị tẩy xoá, sửa chữa,thêm, bớt hoặc đã bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung.
- Bản chính không được phép phổbiến trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.
- Đơn, thư và các giấy tờ do cánhân tự lập không có chứng nhận, chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chứccó thẩm quyền.
- Các giấy tờ, văn bản khác màpháp luật quy định không được sao.
Như vậy, chứng minh nhân dân củachị đã bị cũ nát, mờ hình không rõ để nhận diện. Cán bộ UBND phường có quyền từchối chứng thực là đúng theo quy định pháp luật.
SỞ TƯ PHÁP BÌNH DƯƠNG