【ngoại hạng nhất】Mũi nhọn kinh tế biển
Đảm bảo mục tiêu phát triển cảng biển và dịch vụ
Hơn 2 năm qua Quảng Ninh cũng như nhiều địa phương khác chịu tác động kéo dài của đại dịch Covid-19. Dịch bệnh đã khiến nhiều lĩnh vực suy giảm,ũinhọnkinhtếbiểngoại hạng nhất ngưng trệ... trong đó có dịch vụ cảng biển chịu ảnh hưởng nặng nề do chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ bị đứt gãy; một số quốc gia đã thực hiện việc cấm di chuyển qua lại giữa các khu vực, tạm dừng các tuyến hàng hải quốc tế để giảm sự lây lan.
Tại Quảng Ninh, cảng biển đảm nhận trên 40% tổng lượng hàng hóa khu vực phía Bắc, vẫn giữ vai trò là động lực quan trọng trong tăng trưởng. Tổng sản lượng hàng hoá thông qua các cảng 3 năm (2019-2021) đạt 313,5 triệu tấn, lượng hàng hoá thông qua cảng duy trì ổn định, bằng 90% mục tiêu dặt ra của nghị quyết về phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển đến năm 2025 (sản lượng hàng hóa đạt 115 triệu tấn). Trong đó, năm 2020 sản lượng đạt kỷ lục với 110 triệu tấn, tăng 12% so với năm 2019.
Có được kết quả này, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng các doanh nghiệp, phải kể đến vai trò quyết định của Nghị quyết số 15-NQ/TU với 43 nhiệm vụ, giải pháp, đặt mục tiêu cụ thể để phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển được Quảng Ninh triển khai mạnh mẽ, quyết liệt.
Trong 3 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU, Quảng Ninh đã hoàn thành đưa vào khai thác Cảng khách quốc tế Hòn Gai theo tiêu chuẩn cảng khách du lịch quốc tế; rà soát quỹ đất, nghiên cứu bố trí khu vực hậu cần sau cảng và logistics tại khu vực Quảng Yên; hoàn thành mục tiêu thu hút đầu tư dự án cảng biển quan trọng, gồm: Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh, nghiên cứu đầu tư cảng Con Ong - Hòn Nét, cảng Hải Hà. Từ đó, dần hình thành các dịch vụ cảng biển chủ đạo, thế mạnh của tỉnh, như: Dịch vụ lưu kho bãi và cho thuê kho bãi, xếp dỡ hàng hóa tại khu vực Quảng Yên, các KKT cửa khẩu Móng Cái, Bắc Phong Sinh, Hoành Mô - Đồng Văn.
Bên cạnh đó, công tác rà soát, đề xuất xây dựng quy hoạch hệ thống cảng biển Quảng Ninh gắn với hệ thống giao thông kết nối các KCN, KKT các vùng sản xuất lớn và những khu vực có tiềm năng về phát triển cảng biển, dịch vụ cảng biển, du lịch đã được triển khai mạnh mẽ với 8 dự án có tổng mức đầu tư trên 15.000 tỷ đồng. Trong đó, hoàn thành và đưa vào khai thác 4 dự án công trình, gồm: Đường nối KCN Cái Lân đến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn; đường kết nối đường tỉnh 331 với đường tỉnh 338 (TX Quảng Yên); đường trục chính thứ 2 của KCN cảng biển Hải Hà và đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả.
Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin cũng có nhiều chuyển biến. Quảng Ninh đã hoàn thành kết nối hệ thống một cửa quốc gia (NSW) tại 6/6 chi cục hải quan; giảm được 1h20' đối với thời gian làm thủ tục hàng xuất khẩu; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 cho 160/160 thủ tục hải quan; 100% khu bến được áp dụng triển khai thủ tục hải quan tự động… đã giảm bớt thời gian cho doanh nghiệp, chủ tàu.
Ông Nguyễn Ngọc Thành, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh, cho biết: Tại Quảng Ninh, sản lượng hàng hóa ổn định và tăng cao ngay trong bối cảnh thế giới đứt gãy chuỗi cung ứng do tác động của dịch Covid-19. Lý do là bởi song song với công tác chống dịch hiệu quả, tỉnh đã quyết liệt trong thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU, sớm nắm bắt xu thế dịch chuyển toàn cầu để triển khai nhiều giải pháp kích cầu, cải cách hành chính, đẩy nhanh hoàn thiện hạ tầng cảng, các KCN, KKT… từ đó tạo niềm tin an toàn, thuận lợi cho các chủ hàng và hãng tàu, đón được nhiều tàu trọng tải lớn…
Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU, kinh tế cảng biển và dịch vụ cảng biển không chỉ phát triển đúng hướng, hoạt động XNK hàng hóa bằng đường biển tăng trưởng cao. Việc triển khai Nghị quyết còn tạo ra nhận thức rõ nét về vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển tại Quảng Ninh. Một số điểm nghẽn về phát triển cảng biển bước đầu được tháo gỡ như: Công tác lập quy hoạch đã được triển khai đồng bộ; nhiệm vụ xác định quỹ đất phát triển dịch vụ kho bãi, khu hậu cần logistics đã cơ bản đáp ứng nhu cầu.
Những yếu tố nói trên đã góp phần quan trọng hình thành tư duy phát triển kinh tế biển rõ nét, đóng vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH, góp phần vào tăng trưởng của tỉnh. Các cảng của Quảng Ninh đã trở thành địa chỉ quen thuộc để các chủ tàu, chủ hàng lựa chọn đưa tàu có trọng tải lớn đến khu vực phía Bắc.
Để kinh tế biển là mũi nhọn kinh tế
Bước vào giai đoạn tiếp theo khi dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát; kinh tế thế giới, khu vực có sự phục hồi trở lại; đặc biệt bối cảnh hiện nay đã có nhiều thay đổi, tỉnh có nhiều công trình, dự án mới, hình thành không gian phát triển, quỹ đất dành cho dịch vụ logistics; vị thế trong liên kết vùng được nâng cao… đòi hỏi Quảng Ninh phải định vị lại tiềm năng, lợi thế và cả những thách thức sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn bộc lộ một số tồn tại, như tinh thần chủ động của các doanh nghiệp cảng chưa thực sự được phát huy trong tìm tòi, nghiên cứu các giải pháp nâng cao tính cạnh tranh, thu hút đầu mối hàng mới. Nhiệm vụ xây dựng thương hiệu, định vị thương hiệu cảng biển Quảng Ninh đến các thị trường quốc tế chưa mang lại hiệu quả rõ nét. Việc đầu tư, nâng cấp hạ tầng cảng biển còn trông chờ vào nguồn ngân sách nhà nước; các khu bến, cảng biển chưa phát huy hết công suất khai thác; giải pháp liên kết, tiêu thụ, giao nhận, vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh thông qua cảng biển Quảng Ninh chưa có nhiều…
Mục tiêu Nghị quyết số 15-NQ/TU giai đoạn 2019-2025 là chú trọng phát triển dịch vụ cảng hành khách, cảng hàng hóa, mở rộng hạ tầng cảng biển, nhất là khu dịch vụ hậu cần sau cảng; hoạt động hàng hải đặt mục tiêu tăng trưởng hàng hóa đạt 2 con số, phát triển mạnh kinh tế biển, xây dựng Quảng Ninh là một trong những trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ trung chuyển của khu vực Đông Nam Á, động lực phát triển của vùng và cả nước.
Vì thế, ngay sau khi bước vào giai đoạn bình thường mới, các hoạt động hàng hải quốc tế được nối lại, các cảng của Quảng Ninh cần thực hiện đồng bộ những giải pháp nhằm kích cầu hàng hóa; tiếp tục nâng cao chất lượng, dịch vụ cảng biển, nâng cao năng lực quản lý, khai thác tối đa công suất các bến cảng hiệu hữu. Đặc biệt, đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án bến cảng tổng hợp; phát triển các dịch vụ xếp dỡ hàng hóa tại khu neo đậu, chuyển tải hàng hóa và dịch vụ kho bãi phục vụ hàng tổng hợp; xây dựng các trung tâm logistics thúc đẩy thu hút dịch vụ hàng hóa trong và ngoài tỉnh qua cảng.
Song song với đó, tiếp tục nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách đủ mạnh của tỉnh để thu hút đầu tư vào các KKT, tạo ra được nguồn hàng cho các hãng tàu về làm hàng tại các cảng của Quảng Ninh; thu hút, kêu gọi các tập đoàn tài chính, ngân hàng mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại Quảng Ninh. Đồng thời, kêu gọi các doanh nghiệp có kinh nghiệm, năng lực tài chính và ý tưởng đầu tư đồng bộ hệ thống cảng biển, hậu cần logistics, kinh doanh đa loại hình dịch vụ theo chuỗi đạt chuẩn quốc tế; tiếp tục triển khai các giải pháp quảng bá thương hiệu, định vị thương hiệu hệ thống cảng biển Quảng Ninh đến các hãng tàu lớn, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ cảng biển trên thế giới.
Để chuẩn bị đón đầu xu thế phát triển mới, khai thác tốt lợi thế, tiềm năng trong xu hướng dịch chuyển toàn cầu, rất cần sự quan tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cảng biển; triển khai các giải pháp vận tải kết hợp, nhằm tiết kiệm cước vận tải, hỗ trợ doanh nghiệp tăng khả năng quay vòng vốn, giảm thời gian chạy rỗng, tăng cường kiểm soát chi phí nhiên liệu, phụ tùng, vật tư, sửa chữa...
Những giải pháp và những điểm nghẽn cần phải được tháo gỡ và làm ngay, như vậy lợi thế về vị trí, năng lực vận tải biển của Quảng Ninh có thể khai thác được đúng tầm, phù hợp với xu thế tất yếu trong vận chuyển hàng hóa giá rẻ hiện nay trên thế giới. Điều này góp phần đưa Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ trung chuyển của khu vực Đông Nam Á, động lực phát triển của vùng và cả nước.