【bóng đá trực tiép】Giá trị tài sản ròng thế hệ Thiên niên kỷ thấp hơn các thế hệ trước
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, xét về mặt tài chính, những người thuộc thế hệ Thiên niên kỷ kém hơn hẳn so với những thế hệ trước đó, khi các khoản vay cho sinh viên, tiền thuê nhà tăng và các chi phí chăm sóc sức khỏe đắt đỏ hơn đang khiến tài sản ròng trung bình của họ chỉ đạt mức dưới 8.000 USD.
Theo The Washington Post, tính từ năm 1996, tài sản ròng của người Mỹ trong độ tuổi 18 - 35 đã giảm 34%, theo nghiên cứu mới được công bố hôm thứ Năm vừa rồi của Deloitte, một công ty kế toán và dịch vụ chuyên nghiệp nổi tiếng.
Nhóm nhân khẩu học này đang phải chi trả nhiều hơn cho giáo dục và các khoản chi tiêu cơ bản như thực phẩm và giao thông vận tải, trong khi thu nhập của họ hầu như không có sự biến đổi nào.
"Phần lớn người tiêu dùng đang phải chịu áp lực tài chính rất lớn," Kasey M. Lobaugh, giám đốc đổi mới bán lẻ của Deloitte kiêm tác giả chính của nghiên cứu này cho biết. "Điều này đặc biệt đúng với những người Mỹ có thu nhập thấp và những người thuộc thế hệ Thiên niên kỷ."
Theo ông, khoảng cách ngày càng lớn giữa những người giàu nhất quốc gia và những người còn lại đang ảnh hưởng đến cách chi tiêu của người tiêu dùng.
Chi phí cho giáo dục đã tăng 65% trong thập kỷ qua. Chi phí cho thực phẩm đã tăng 26%, cho chăm sóc sức khỏe tăng 21%, cho nhà ở tăng 16% và cho giao thông vận tải tăng 11%.
Hiện tại có những khoản chi phí mà hầu hết người tiêu dùng cách đây 20 năm không cần phải tính đến, bao gồm điện thoại thông minh và các gói cước.
Nghiên cứu này phát hiện ra rằng những người ở độ tuổi 20 và 30 dành khoảng 17% thu nhập cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe và tiền thuê nhà, trong khi một thập kỷ trước, mức này chỉ là 12%.
Các khoản chi tiêu tùy ý, bao gồm ăn tối ở bên ngoài, đồ uống có cồn và nội thất, phần lớn không có sự thay đổi, chiếm khoảng 11% tổng thu nhập.
"Chỉ 20% người tiêu dùng thực sự có nhiều tiền hơn trong năm 2017 so với năm 2007, với phần thu nhập thừa ra cho chi tiêu lẻ tùy ý," nghiên cứu viết.
Theo các nhà nghiên cứu, những phát hiện này "đã lật đổ nhiều tư tưởng truyền thống về người tiêu dùng trong thời đại mới".
Họ cho rằng những người thuộc thế hệ Thiên niên kỷ đang trì hoãn việc mua nhà và kết hôn không phải vì họ muốn, mà vì việc chi phí tăng cao khiến họ khó có thể chi trả cho các khoản thanh toán và đám cưới.
"Những lời được bàn tán là thế hệ Thiên niên kỷ đang hủy hoại mọi thứ, từ ngũ cốc ăn sáng tới những đám cưới, nhưng điều quan trọng với người tiêu dùng ngày nay cũng không khác mấy so với 50 năm trước," Lobaugh cho biết. "Nói chung, không có sự thay đổi đáng kể nào trong cách tiêu tiền của người tiêu dùng".
Nhìn chung, chi tiêu bán lẻ ở Mỹ đã tăng khoảng 13% từ năm 2005, đạt gần 3 nghìn tỷ USD một năm, nhưng các nhà nghiên cứu nói rằng đa phần sự tăng trưởng này gắn liền với tăng trưởng dân số, thay vì việc người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn.
Trong thập kỷ vừa qua, những người kiếm được nhiều tiền nhất cả nước - các hộ gia đình kiếm được từ 100.000 USD trở lên trong một năm - đã chứng kiến thu nhập của họ tăng 1.305% so với những hộ chỉ kiếm được chưa tới 50.000 USD một năm.
Tuy nhiên, có một lĩnh vực mà người tiêu dùng đang chi tiêu ít hơn so với trước đây: quần áo. Nghiên cứu phát hiện ra rằng những người mua sắm đang chi số tiền chỉ bằng một nửa so với cách đây mười năm cho quần áo, ngay cả khi họ mua nhiều món đồ hơn.
Lobaugh cho biết, sự thay đổi đó bắt nguồn từ các lý do cả về mặt kinh tế và văn hóa. Các nhà bán lẻ đang tung ra những món quần áo rẻ hơn và bán chúng ở mức giá thấp hơn để cạnh tranh với các chuỗi "thời trang ăn liền" như H&M và Zara.
Đồng thời, người Mỹ cũng đang mua nhiều trang phục giản dị và đồ thể thao hơn - những món đồ này thường rẻ hơn so với những bộ trang phục công sở và quần áo trang trọng./.
Theo TTXVN