【bong đa vip】Luật có nhưng không được thực thi

Theậtcoacutenhưngkhocircngđượcthựbong đa vipo đánh giá của Ban An toàn giao thông quốc gia, nguyên nhân chính của tình hình tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay là ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông đường bộ của người tham gia giao thông quá kém. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có nguyên nhân nữa là pháp luật có quy định nhưng không được thực thi dẫn đến hiện tượng lờn luật.

Cụ thể là tại Điểm c, Khoản 3, Điều 30 của Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định người điều khiển, người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy không được thực hiện hành vi: “Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính”. Để quy định trên đi vào cuộc sống, ngày 13-11-2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo quy định tại nghị định này, việc sử dụng tai nghe khi điều khiển xe gắn máy là một hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt. Theo đó, người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: “Người đang điều khiển xe sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính” có thể bị xử phạt từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng (Điểm h, Khoản 1, Điều 6).

Sau hơn 2 năm áp dụng vào thực tế cuộc sống, những quy định trong Nghị định số 171/2013/NĐ-CP đã không còn phù hợp và không đủ sức răn đe, giáo dục. Vì vậy, ngày 26-5-2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, nghị định này thay thế Nghị định số 171/2013/NĐ-CP và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-8-2016. So với quy định hiện hành, các mức phạt trong Nghị định số 46/2016/NĐ-CP đều tăng cao. Cụ thể, tại  Điểm o, Khoản 3, Điều 6 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định: 3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính. Và tại Điểm I, Khoản 3, Điều 5, trong Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường.

Xét dưới góc độ pháp luật và thực tiễn cuộc sống, đây là một quy định hợp lý và hết sức cần thiết. Bởi khi tham gia giao thông, người điều khiển các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy cần có sự tập trung, quan sát cũng như lắng nghe thông tin từ nhiều phía. Có như vậy, việc tham gia giao thông mới đảm bảo an toàn. Trong khi đó, việc mang tai nghe sẽ làm hạn chế sự tập trung âm thanh, gây cản trở cho việc xử lý những tình huống giao thông. Do đó, hành vi này cần bị nghiêm cấm và xử phạt.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, quy định này đã được ban hành một thời gian khá lâu và mặc dù mức phạt tăng cao nhưng không được các cơ quan chức năng thực thi, thì việc luật có quy định hoặc mức phạt có cao gấp mấy thì cũng như không vì không mang lại hiệu quả. Và thực tế cho thấy hằng ngày chúng ta vẫn chứng kiến không ít người điều khiển phương tiện xe máy mang thiết bị âm thanh (tai nghe) khi đang tham gia giao thông. Thế nhưng chưa ai thấy cảnh sát giao thông xử phạt đối với những người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh hay dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường...

Chính vì vậy, hành vi vi phạm trên đây ngày một khá phổ biến và nguyên nhân là do lờn luật. Để luật pháp đi vào cuộc sống và những quy định của pháp luật được thực thi nghiêm túc, những hành vi trên cần được xử lý nghiêm để tạo ra tính răn đe và góp phần vào việc bảo đảm an toàn giao thông. 

N.V