【trận nice】Tăng chất lượng tư vấn bảo hiểm nhân thọ qua kênh bancassurance

Ngày 24/4 tại TP. Hồ Chí Minh,ăngchấtlượngtưvấnbảohiểmnhânthọquakêtrận nice Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (HHBH) đã có buổi gặp gỡ báo chí định kỳ nhằm cập nhật những thông tin về thị trường, cũng như định hướng phát triển của các doanh nghiệp (DN) bảo hiểm nhân thọ trong năm 2023.

Chi trả hơn 11,5 nghìn tỷ đồng tiền bảo hiểm nhân thọ trong quý I

Chia sẻ tại buổi gặp mặt, ông Ngô Trung Dũng - Phó Tổng Thư ký HHBH cho biết, ngành bảo hiểm nhân thọ đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, cung cấp các gói bảo vệ sức khỏe và tài chính dài hạn cho các cá nhân và gia đình.

Quang cảnh buổi gặp mặt báo chí định kỳ của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. Ảnh Đỗ Doãn
Quang cảnh buổi gặp mặt báo chí định kỳ theo quý do Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tổ chức. Ảnh: Đỗ Doãn

Năm 2022, Việt Nam tiếp tục là thị trường bảo hiểm nhân thọ trọng điểm ở châu Á với những kết quả đáng chú ý như: Tổng số tiền chi trả đạt 44.186 tỷ đồng, tăng 34% (so với cùng kỳ năm trước); đầu tư trở lại nền kinh tế của các DN bảo hiểm nhân thọ đạt 592.811 tỷ đồng, tăng 13,9%; tổng số lượng hợp đồng đạt 13.921.675 hợp đồng, tăng 5%; tổng doanh thu cả năm đạt 178.327 tỷ đồng, tăng 12%.

Chỉ với 1 công ty bảo hiểm phi nhân thọ duy nhất vào năm 1993 là Bảo Việt, đến nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã phát triển với 34 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 19 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm cùng nhiều công ty môi giới, giám định bảo hiểm.

Năm 2023 được xem là giai đoạn khó khăn, thử thách đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ nói riêng, cũng như toàn ngành kinh tế nói chung trước những biến động của thị trường tài chính trong và ngoài nước. Dù vậy, bảo hiểm nhân thọ tiếp tục cho thấy vai trò bảo vệ sức khỏe và tài chính trước những rủi ro thông qua tổng số tiền chi trả quyền lợi bảo hiểm trong 3 tháng đầu năm 2023 ước đạt 11.534 tỷ đồng, tăng 29,2%.

Trong khi đó, số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của các DN bảo hiểm nhân thọ ước đạt 636.585 tỷ đồng, tăng 17%. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu của các DN bảo hiểm nhân thọ ước đạt 141.235 tỷ đồng, tăng 21%. Tổng số lượng hợp đồng cuối kỳ ước đạt gần 13,7 triệu hợp đồng, tăng 3,5%. Tổng doanh thu ước đạt 37.849 tỷ đồng.

‘‘Những khó khăn chung của nền kinh tế cùng những thắc mắc của người dân về bảo hiểm nhân thọ gần đây có thể gây ra một số lo lắng cho khách hàng. HHBH cam kết hợp tác chặt chẽ với DN bảo hiểm cung cấp thông tin chính thống; cùng phối hợp nâng cao chất lượng tư vấn, dịch vụ chăm sóc khách hàng để củng cố niềm tin của khách hàng và người dân” - ông Dũng nói.

Tư vấn đầy đủ, dễ hiểu, đơn giản hóa hợp đồng bảo hiểm...

Ông Dũng cho biết thêm, thời gian qua, HHBH cũng ghi nhận những phản ánh về chất lượng tư vấn, chất lượng dịch vụ khách hàng của các DN bảo hiểm nhân thọ cũng như những hạn chế liên quan đến kênh phân phối bảo hiểm thông qua ngân hàng (Bancassurance).

Chính vì vậy, thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), HHBH đã có những buổi làm việc chặt chẽ với từng bộ phận và kênh phân phối của các công ty bảo hiểm nhân thọ và đạt được những thống nhất quan trọng.

Ông Ngô Trung Dũng chia sẻ thông tin về thị trường bảo hiểm nhân thọ. Ảnh Đỗ Doãn
Ông Ngô Trung Dũng chia sẻ thông tin về thị trường bảo hiểm nhân thọ. Ảnh: Đỗ Doãn

Đó là cam kết tiến hành rà soát hoạt động đào tạo, đảm bảo tuân thủ đúng chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm đã đăng ký với Bộ Tài chính, đồng thời thực hiện các hình thức đào tạo bổ sung, cập nhật kiến thức phù hợp để nâng cao chất lượng đội ngũ tư vấn; tiếp tục cải tiến quy trình tư vấn, bán hàng, thẩm định, dịch vụ khách hàng và giải quyết quyền lợi bảo hiểm nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Bên cạnh đó là tăng cường quy trình kiểm soát nội bộ, công tác quản trị rủi ro để hạn chế tốt nhất những tranh chấp, khiếu nại của khách hàng; cam kết hỗ trợ và xử lý khiếu nại của khách hàng một cách nhanh chóng, công bằng, minh bạch nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

‘‘Chúng tôi cũng tăng cường tuyên truyền nhằm giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm bảo hiểm, thực hiện cải tiến chất lượng, hình thức tiếp cận để giúp sản phẩm bảo hiểm trở nên đơn giản, dễ hiểu hơn với người dân; tập trung vào phát triển bền vững, ưu tiên hơn nữa trong việc thể hiện trách nhiệm xã hội của DN… Tất cả là nhằm đảm bảo khách hàng được tiếp cận và tư vấn đầy đủ, chính xác các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm tốt nhất, với các hợp đồng bảo hiểm rõ ràng, minh bạch’’ - ông Dũng nói.

Đảm bảo quyền lợi người mua bảo hiểm cần sự tham gia từ nhiều bên

Theo ông Ngô Trung Dũng, trong năm 2022 đã có hơn 3.100 người bán bảo hiểm vi phạm về các quy định của ngành và đã bị cấm hành nghề trong 3 năm. Các vụ việc liên quan đến bảo hiểm đã được khiếu kiện thời gian qua cũng cần cơ quan chức năng xác minh đúng, sai như thế nào để có giải pháp xử lý đúng pháp luật.

Còn về việc đảm bảo quyền lợi khách hàng, để đạt hiệu quả cao nhất, cần phải có sự tham gia từ nhiều phía gồm nhà nước, doanh nghiệp, khách hàng và cả hiệp hội, cũng như sớm ban hành nghị định, hoàn thành cơ chế kinh doanh bảo hiểm, nâng cao quyền lợi khách hàng, cơ sở tính phí bảo hiểm, quy định về kiểm soát nội bộ… để tránh tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi".