【ket qua monterrey】Sửa Thông tư 36: Cần thiết, nhưng nên thận trọng và có lộ trình
>>45.000 tỷ đồng nợ xấu phát sinh và nỗi lo về 'đống' nợ xấu đang 'gom' lại
>>Sửa Thông tư 36: Không nên 'vơ đũa cả nắm'
Đó là ý kiến của hầu hết các diễn giả tại buổi hội thảo bàn về những tác động của việc sửa đổi Thông tư 36 đến thị trường bất động sản (BĐS) vừa diễn ra ngày 15/3 tại TP. Hồ Chí Minh.
Sự kiện do Báo Thanh Niên tổ chức,ửaThôngtưCầnthiếtnhưngnênthậntrọngvàcólộtrìket qua monterrey với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, giới DN bất động sản, đại diện Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh…
Chỉ ảnh hưởng đến thị trường đầu cơ
Theo Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, việc sửa đổi Thông tư 36 là khá cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Chứng minh cho quan điểm của mình, vị chuyên gia này nêu lại câu chuyện tái cấu trúc nền kinh tế vào năm 2011. Khi đó, lý do mà Chính phủ và giới chuyên gia đặt ra việc tái cấu trúc nền kinh tế là bởi tình trạng thâm dụng vốn, tín dụng tăng quá mức và vào bất động sản.
Đến đầu năm 2016, nền kinh tế cũng đang có dấu hiệu thâm dụng vốn trở lại như năm 2011 do tăng mạnh tín dụng và tín dụng bất động sản. Việc tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bất động sản/GDP cao hơn cả tỷ lệ tăng tín dụng/GDP chính là dấu hiệu không bình thường của nền kinh tế. Ông cũng đưa ra một loạt thống kê cho thấy, tín dụng bất động sản đang tăng khá mạnh so với tăng trưởng tín dụng chung từ năm 2012 đến hết năm 2015.
Điều này cũng cho thấy rủi ro thanh khoản đang gia tăng bởi tín dụng BĐS tăng mạnh sẽ góp phần tăng tỷ lệ tín dụng trung dài hạn/tổng tín dụng lên mức giới hạn (50%). Do đó, việc điều chỉnh Thông tư 36 sẽ đưa các chỉ số tín dụng về mức tiêu chuẩn, tránh rủi ro cho toàn hệ thống tín dụng; đồng thời cũng làm lành mạnh thị trường BĐS bởi sẽ giúp giảm tăng nguồn cung, tránh nguy cơ đóng băng, giảm giá do thừa cung, tạo hiệu quả cho DN làm ăn tốt, ổn định thị trường mua nhà để ở, cho thuê và đầu tư trung dài hạn.
“Như vậy, việc điều chỉnh chỉ ảnh hưởng đến thị trường đầu cơ nhưng lại tác động tích cực đến thị trường BĐS, giúp làm lành mạnh thị trường nhà ở và đầu tư”, Tiến sĩ Đinh Thế Hiển nói; đồng thời nêu đề xuất là không nên thắt chặt tín dụng đột ngột mà nên có lộ trình để DN cũng như hệ thống ngân hàng có thời gian thích nghi.
Tác động đến tất cả các chủ thể liên quan
Cùng quan điểm trên, Tiến sĩ Bùi Quang Tín, Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh dự đoán, việc siết tín dụng vào BĐS sẽ tác động rất mạnh đến các nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp (mua đi bán lại).
Tiến sĩ Bùi Quang Tín: Sửa đổi Thông tư 36 sẽ tác động đến tất cả các chủ thể liên quan. Ảnh Đỗ Doãn |
Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, việc điều chỉnh cũng sẽ ảnh hưởng các DN phát triển dự án BĐS và thậm chí có thể sẽ tác động bất lợi đến người tiêu dùng, đặc biệt là người thu nhập thấp; tác động đến nhiều ngành, nghề có liên quan đến thị trường BĐS và công ăn, việc làm của người lao động bởi việc siết tín dụng với BĐS cũng sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều ngành nghề kinh tế khác như sản xuất vật liệu xây dựng, nội thất, xây dựng… Đây đều là những lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế.
“Đối với ngân hàng, việc điều chỉnh sẽ làm giảm tổng mức cấp tín dụng vào lĩnh vực BĐS, ảnh hưởng đến kế hoạch lẫn cơ hội kinh doanh. Việc điều chỉnh cũng khiến các DN ít nhiều đều bị tác động bởi các điều kiện vay sẽ ràng buộc chặt chẽ hơn, lãi suất cũng có thể bị điều chỉnh tăng… và yêu cầu mỗi DN phải điều chỉnh phương án kinh doanh của mình để phù hợp với các quy định mới của ngân hàng. Việc điều chỉnh này sẽ dẫn tới gia tăng dự án dở dang, tăng lượng hàng tồn kho… thậm chí là làm giảm cả cơ hội mua chính đáng của đa số người dân”, ông Tín nói.
Quan điểm của ông Tín tại buổi hội thảo đã nhận được sự đồng tình của nhiều DN BĐS. Nhìn chung, giới DN thị trường BĐS đa số tỏ ra lo lắng và có DN đã đề xuất là chưa nên sửa đổi Thông tư 36.
Về vấn đề này, quan điểm nhất quán của Ngân hàng Nhà nước trong việc sửa đổi Thông tư 36 là để cảnh báo, phòng ngừa, kiểm soát tốt hơn các rủi ro tiềm ẩn và bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD), bảo vệ tốt nhất tiền gửi của nhân dân, đồng thời tăng trưởng tín dụng có hiệu quả và hỗ trợ cho các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực BĐS.
Do đó, theo ông Tín, việc điều chỉnh cần có lộ trình và nên phối hợp với các bộ ngành khác để phát triển đồng bộ các thị trường vốn khác trong hệ thống tài chính tại Việt Nam, chẳng hạn như thị trường chứng khoán, từ đó giúp chia sẻ gánh nặng về nhu cầu vốn đầu tư trung và dài hạn của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế và đảm bảo sự phát triển ổn định của toàn hệ thống tài chính tại Việt Nam.
Giảm dần và có lộ trình sẽ không gây bất ngờ
Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh cũng nêu một số lý do chưa nên sửa đổi Thông tư 36 như mới được triển khai thực hiện 1 năm và đang phát huy tác dụng tích cực; kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng, kiểm soát lạm phát đang được giữ vững; chưa có nguy cơ xảy ra "bong bóng" bất động sản trong năm 2016 nếu Nhà nước có những biện pháp hiệu quả khi xuất hiện hiện tượng đầu cơ...
Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh, ông Lê Hoàng Châu: Nên điều chỉnh theo lộ trình... Ảnh Đỗ Doãn |
Tuy nhiên, trong trường hợp NHNN đã có những nguồn thông tin dẫn đến yêu cầu bắt buộc phải sửa đổi, bổ sung Thông tư 36 thì Hiệp hội đề nghị nên thực hiện "theo hướng có lộ trình phù hợp với từng nhóm đối tượng" như chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh và "theo lộ trình giảm dần" như bản giải trình của NHNN.
Cụ thể là nên sửa đổi theo hướng các tổ chức tín dụng được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn với tỷ lệ tối đa 50% (chỉ giảm 10% thay vì giảm 20% còn 40%) và xếp các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản vào nhóm tài sản có hệ số rủi ro 150%, tức không tăng lên 250% như bản dự thảo.
Đồng quan điểm với ông Châu, ông Vũ Văn Phấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cũng đề xuất nên điều chỉnh Thông tư 36 theo lộ trình, theo từng mức độ và có tính đến từng nhóm đối tượng cụ thể.
“Trần sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn thì không nên giảm đột ngột xuống 40% luôn mà nên giảm dần, thí dụ như 50%; còn về tỷ lệ rủi ro thì cũng không nên lên thẳng 250% mà nên tăng từ từ, tức lên khoảng 200%; đồng thời nên căn cứ theo nhóm đối tượng như nhóm DN có dự án tốt, làm ăn được, đầu tư phát triển thật sự… thì chưa nên điều chỉnh; còn đối với DN mua đi bán lại, DN đầu cơ thì nên chặn luôn, tức là lên thẳng luôn 250%”, ông Phấn nói./.
Đỗ Doãn