您现在的位置是:88Point > La liga

【keo nha cai .d】Chính sách đối ngoại của Anh sẽ thay đổi sau bầu cử?

88Point2025-01-10 00:30:38【La liga】8人已围观

简介Liệu Thủ tướng Cameron có thay đổi chính sách ngoại giao nếu tái đắc cử? Kể từ khi Hạ viện Anh từ c keo nha cai .d

chinh sach doi ngoai cua anh se thay doi sau bau cu

Liệu Thủ tướng Cameron có thay đổi chính sách ngoại giao nếu tái đắc cử?

Kể từ khi Hạ viện Anh từ chối cho phép ông David Cameron can thiệp vào Syria (tháng 8-2013), nền ngoại giao của nước này gần như rút khỏi vũ đài quốc tế. London không tham gia vào cuộc tranh cãi nảy lửa giữa Paris và Washington liên quan đến cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran. Nước Anh cũng núp sau cái bóng của Pháp và Đức trong cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine và hoàn toàn không có bất cứ hành động nào thể hiện thái độ mạnh mẽ trước những biến động địa chính trị lớn tại Trung Đông. Nước Anh dường như không hề quan tâm tới Libya, nơi chiến dịch can thiệp của London và Paris chống chính quyền Kadhafi năm 2011 đã để lại tình hình hỗn độn cho đến ngày nay. Tại Iraq, các đợt không kích của máy bay Tornado cũng chỉ diễn ra cầm chừng, thưa thớt để không làm phật lòng Mỹ.

Liệu xu thế này có thay đổi? Tái đắc cử với vị thế thuận lợi, Thủ tướng Anh có thể tranh thủ nhiệm kỳ hai để đưa đất nước quay trở lại vị trí vốn có trong cộng đồng quốc tế và trở lại với chính sách can thiệp hay không?

Đối với Pháp, bề ngoài Paris dường như đã được lợi bởi sự lu mờ của đồng minh truyền thống, nhưng trên thực tế thì ngược lại. Giữa Thủ tướng David Cameron và Tổng thống François Hollande chưa bao giờ có mối quan hệ gần gũi. Pháp đóng vai trò đi đầu (tháng 11-2013) với việc phản đối lập trường của Mỹ trong cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân của Iran. Paris cũng một mình bảo vệ quan điểm không al-Assad, không tổ chức Nhà nước Hồi giáo mà chỉ ủng hộ lực lượng nổi dậy ôn hòa. Một số nước coi đó là “hành động dũng cảm” nhưng một số nước khác lại cho là “phi thực tế” trong cuộc nội chiến tại Syria. Pháp cũng bước lên tuyến đầu cùng với Đức để tìm kiếm lối thoát ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine.

Kể từ khi nước Anh rút về tuyến sau, trong các vấn đề quốc tế lớn cũng như trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine, cặp Pháp-Đức đã thay thế cặp Pháp-Anh vốn được cho là rất gắn kết dưới thời Tổng thống Nicolas Sarkozy. Nhưng trong lĩnh vực quân sự, Paris và Berlin không nói cùng một ngôn ngữ. Nước Đức không muốn tham chiến, còn trong các cuộc gặp thượng đỉnh Pháp-Mỹ, chỉ có sự ảo tưởng. Pháp thực sự không có một đối tác nào thay thế được Anh.

Sự rút lui của Anh không chỉ là tin xấu cho Pháp, mà là cả cho Liên minh châu Âu, thậm chí cả thế giới. Một số chuyên gia cho rằng, nếu Hạ viện Anh bỏ phiếu thuận để nước này can thiệp vào Syria (tháng 8-2013) thì có thể đã thuyết phục được Tổng thống Barrack Obama và góp phần làm thay đổi cuộc chiến ở nơi đây. Tuy nhiên, điều đó vẫn chỉ là giả thuyết bởi không thể thay đổi được lịch sử.

很赞哦!(9984)