【trận đấu luton town】Chiến binh thời bình

Rời quân ngũ,ếnbinhthờtrận đấu luton town mang trên mình nhiều thương tật, nhưng những cựu chiến binh (CCB) chúng tôi gặp luôn hết mình vượt qua khó khăn, tìm cho mình một hướng đi phù hợp để phát triển kinh tế gia đình, chung tay góp sức xây dựng quê hương.

Ông Huỳnh Văn Phước chăm sóc ao cá của gia đình.

Từ huyện lỵ Phụng Hiệp phải đi một đoạn đường khá xa mới tìm được đến nhà CCB Huỳnh Văn Phước, ở ấp Mùa Xuân, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp. Nằm giữa vườn xoài và ao cá lớn là ngôi nhà tường rộng rãi, khang trang - cơ ngơi mà vợ chồng ông Phước đánh đổi mồ hôi, công sức trong một thời gian dài để có được.

Là thương binh hạng 3/4, ông Phước từng có thời gian dài phục vụ tại địa phương khi hòa bình lập lại. Ông cũng từng làm việc tại Lâm trường Phương Ninh (cũ), rồi chuyển công tác về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng; khi về hưu, ông tham gia công tác Hội CCB ở xã Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy. Và với ông, nhiệm vụ nào cũng cố gắng hoàn thành tốt.

Lúc trước, sáu người con của ông Phước còn nhỏ, kinh tế gia đình chật vật, chuyện lo cho con học hành khiến vợ chồng ông phải… nặng đầu. Với quyết tâm vượt khó, vươn lên làm giàu chính đáng, CCB Huỳnh Văn Phước cất công tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm làm ăn, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình kinh tế.

Mặc dù công tác xa nhà, nhưng ông Phước vẫn là trụ cột trong tính toán chuyện làm ăn. Thấy nhiều năm trồng lúa, mía không có lời cao, năm 1992, ông mạnh dạn lập vườn trồng xoài cát chu, xoài cát Hòa Lộc. Nhờ có kiến thức và biết áp dụng khoa học kỹ thuật nên vườn xoài của ông luôn đạt năng suất cao. Thấy mô hình làm ăn có hiệu quả, ông bắt đầu mướn thêm đất để trồng thêm xoài Đài Loan, dừa. Cũng thời gian trước, khi đi công tác thấy người dân nuôi cá tai tượng cho hiệu quả kinh tế nên ông Phước về bàn với vợ đào ao nuôi 6.000 con cá tai tượng. Mô hình này được ông Phước duy trì hơn chục năm nay, mỗi năm 2 ao cá tai tượng cho thu nhập gần 40 triệu đồng. Riêng mô hình xoài cho gia đình ông thu nhập bình quân khoảng 300 triệu đồng/năm.

Chỉ tay về vườn cam mật, ánh mắt ông Phước rực lên niềm vui sướng, tự hào. “Năm 2013, tôi trồng thử nghiệm 300 gốc cam mật, vườn cam mới cho trái năm rồi, bán cũng được 50 triệu đồng. Vui lắm vì đến tuổi này bản thân vẫn còn khả năng xây dựng được mô hình kinh tế cho thu nhập khá. Nói là làm nhưng chủ yếu ra công theo dõi, chỉ dẫn cho con cái cách chăm sóc, phân thuốc là chính”, ông Phước cho biết.

Có thể thấy rằng, mỗi mô hình đều mang lại cho ông nguồn thu nhập riêng, nhưng tất cả đều được hình thành từ tinh thần hăng say lao động, dám nghĩ dám làm của người lính Cụ Hồ. Hiện tại, ngoài chăm lo kinh tế gia đình, ông Phước còn tích cực tham gia công tác xã hội tại địa phương. Hàng năm, vào dịp lễ, tết, khai giảng năm học mới, ông Phước đều ủng hộ tiền, quà để địa phương tặng học sinh nghèo, giúp đỡ người khó khăn. Việc làm hết sức ý nghĩa của ông rất được xóm làng cảm mến.

Trở về sau những năm dài chiến đấu gian khổ, ông Nguyễn Văn Thành, ở ấp 3, thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, cũng là một tấm gương CCB tiêu biểu làm kinh tế giỏi.

Là hội viên CCB nghèo trước đây, nhưng sau nhiều năm cần cù lao động, tích cực học hỏi mà ông Thành đã chiến thắng đói nghèo, vươn lên cuộc sống khá giả, khiến nhiều người khâm phục. Sau chiến tranh, trở lại quê nhà, ông Thành được cha mẹ cho 3,5 công đất trồng lúa và trồng cây ăn trái. Với ông, số đất cha mẹ cho là tài sản vô cùng giá trị. Sau đó, vợ chồng ông Thành ra sức làm lụng. Tuy nhiên, những đứa con lần lượt ra đời, con cái nhỏ dại, mùa màng thất bát khiến cuộc sống trở nên vất vả hơn. Lúc ấy, vợ chồng ông Thành phải đi làm thuê mới đủ trang trải cuộc sống gia đình.

Nhận thấy không thể để nghèo đói kéo dài, ông Thành mạnh dạn cải tạo vườn, đốn bỏ hết cây trồng lâu năm, kém hiệu quả để trồng xoài Đài Loan. Kết hợp với đó ông nuôi thêm gà lôi và đào ao nuôi cá các loại; lên bờ bao 2 công ruộng để sản xuất 2 vụ lúa xen một vụ cá. Qua một năm thử nghiệm, thu nhập của gia đình tăng lên thấy rõ. Từ những kết quả đạt được, năm 2012, ông Thành tăng thêm số cây xoài và trồng thêm ổi, nuôi thêm gà lôi giống, gà lôi thịt, thả nuôi xen canh các loại cá để cung cấp cho thị trường. Có vốn tích lũy, ông Thành mua thêm được 7 công đất để trồng lúa và nuôi cá. Năm 2015, ông Thành nuôi thêm chồn hương, le le (vịt trời), đây là mô hình mới được ông gầy dựng sau những chuyến tham quan, học hỏi.

Dù chỉ mới nuôi thử nghiệm nhưng mô hình chồn hương đã cho ông lợi nhuận hơn 15 triệu đồng. Kết quả đến nay, nguồn thu nhập từ các mô hình kinh tế của gia đình ông Thành khoảng 200 triệu đồng/năm. Vừa qua, ông Thành đã cất được nhà tường kiên cố trị giá trên 350 triệu đồng.

 Ông Thành cho biết: “Chiến tranh gian khó gấp trăm lần mình còn vượt qua được thì không có lý do gì phải đầu hàng nghèo đói. Luôn mang trong đầu suy nghĩ đó nên khó khăn cỡ nào tôi cũng cố gắng vượt qua. Mình phải nêu gương thì con cháu mới nhìn thấy mà học tập”.

Giã từ đời lính, không còn đồng đội sát cánh, mỗi người một hoàn cảnh, thế nhưng những CCB như ông Thành, ông Phước đã khẳng định bản chất người lính Cụ Hồ của mình khi một lần nữa vững bước trước những khó khăn thời bình. Sống, cống hiến và vươn lên làm giàu chính đáng bằng bàn tay và khối óc của mình - những CCB chúng tôi gặp đã một lần nữa khẳng định được mình, góp phần xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.

Bài, ảnh: NHƯ NGUYỆT