【kqbd helsinki】Chứng khoán tuần: Đàm phán thương mại bất thành, thị trường còn cơ hội?

ckDiễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ ngày cuối tuần được sử dụng như là một chỉ báo tích cực cho giới đầu tư trong nước: Thị trường này phản ứng sát nhất với vòng đàm phán thương mại và nếu chứng khoán Mỹ vẫn tăng được,ứngkhoántuầnĐàmphánthươngmạibấtthànhthịtrườngcòncơhộkqbd helsinki không có lý do gì phải lo ngại cả.

Quả thực thị trường Mỹ hôm thứ Sáu diễn biến rất bất ngờ. Ban đầu thị trường phản ánh lo sợ đổ vỡ đàm phán khi chỉ số DJA sụt giảm 350 điểm. Tuy nhiên sau đó Tổng thống Trump nói rằng đàm phán vẫn sẽ tiếp tục và mức thuế mới với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc có thể xóa hoặc không tùy thuộc vào vòng đám phán tới tại Bắc Kinh. Chỉ số này ngay lập tức quay đầu tăng và chốt phiên tăng 114 điểm.

Tuy nhiên có một thực tế là sau khi thị trường đóng cửa, lúc 6h50 tối ngày thứ Sáu, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết chính quyền Mỹ sẽ công bố thông tin chi tiết của kế hoạch áp hàng rào thuế quan lên khoảng 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào ngày thứ Hai (13/5), bắt đầu quy trình áp thuế quan lên tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Thị trường vẫn chưa kịp phản ứng với thông tin này. Nói cách khác, thị trường chưa tính đến kịch bản đàm phán kéo dài, nhưng thuế lại một lần nữa được tăng lên với quy mô còn lớn hơn. Nếu các thị trường thế giới ngày thứ Hai sụt giảm tiêu cực thì cũng có nghĩa là các lo ngại đã quay trở lại.

Chứng khoán toàn cầu đã có những phiên giao dịch hỗn loạn mấy ngày cuối tuần trước vì liên tục đón nhận các thông tin tốt rồi lại xấu, thậm chí vừa tốt vừa xấu. Mỗi khi xuất hiện một loại thông tin, thị trường lại nháo nhào biến động theo. Về cơ bản giới đầu tư vẫn trông đợi một thỏa thuận, nghĩa là vẫn hướng tới một thông tin tích cực phía trước. Kết thúc ngày đàm phán thứ Sáu, thị trường đã không có được cái mình cần, nhưng thời gian lại được giãn dài ra thêm 1 tháng nữa.

Vòng đàm phán kế tiếp sẽ diễn ra ở Bắc Kinh và kỳ vọng lại hướng tới thời điểm này. Khả năng kết thúc được hay không vẫn không rõ ràng. Phía Trung Quốc cũng tiết lộ đàm phán đổ vỡ là do Mỹ đưa ra các yêu cầu quá cao trong khi Trung Quốc không lùi bước ở “những vấn đề có tính nguyên tắc”.

Một khả năng xảy ra cao nhất lúc này là Mỹ và Trung Quốc rơi vào một cuộc chiến dai dẳng trên bàn đàm phán trong khi công cụ thuế được sử dụng tối đa. Việc đàm phán một thỏa thuận nhưng lại được tiến hành ở cấp độ như một hiệp định thương mại thì kết thúc trong vòng vài tháng là bất khả thi. Nói cách khác, thị trường chứng khoán vẫn có thể nay đón tin tốt, mai đón tin xấu nhưng việc đánh thuế với toàn bộ hàng hóa Trung Quốc mới là thực tế hiện hữu và có tác động nhất.

Các thị trường chứng khoán vận động chủ yếu dựa trên kỳ vọng. Có thể thấy vài tháng qua, mặc dù thuế được áp dụng nhưng chứng khoán Mỹ vẫn tăng liên tục. Ngay cả khi lần áp thuế mới nhất diễn ra, chứng khoán Mỹ vẫn tăng. Đó là do kỳ vọng các biện pháp này sẽ được dỡ bỏ khi hai bên tiến tới thỏa thuận vàp thứ Sáu tới. Kỳ vọng này lại được kéo dài thêm 1 tháng nữa, nhưng phản ứng lần này sẽ khó có thể lạc quan như trong 2 tháng qua.

Đối với thị trường Việt Nam, cuộc chiến trên bàn đàm phán chủ yếu tác động về mặt thông tin và tâm lý. Những ảnh hưởng sâu xa của cuộc chiến thương mại thực sự thì cần thời gian dài mới ngấm được. Chẳng hạn như việc chớp cơ hội xuất khẩu hàng vào Mỹ không đơn giản vì các mặt hàng không cùng loại; việc hút dòng vốn đầu tư dịch chuyển phải mất nhiều năm. Trong khi đó việc giảm cầu từ thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc lại có thể ảnh hưởng nhanh hơn. Việc VN-Index nay tăng mai giảm những ngày qua chủ yếu là do sự thận trọng và cố gắng hấp thụ thông tin.

Một thực tế là trong 2 tháng qua thị trường chứng khoán Việt Nam điều chỉnh dù thị trường quốc tế tăng trưởng mạnh, thậm chí lập đỉnh cao mới trong lịch sử. Rõ ràng đó là bằng chứng của việc thị trường trong nước yếu hơn thị trường quốc tế. Nguyên nhân khó có thể là do câu chuyện chiến tranh thương mại. Đó là lý do tại sao thị trường trong nước phản ứng yếu hơn trước thông tin tích cực về đàm phán nhưng lại phản ứng mạnh hơn trước tin xấu.

Thanh khoản cũng phản ánh rõ nét sự khác biệt: Nhà đầu tư từ chối một mùa báo cáo tài chính quý 1 thì càng không có lý do gì để tham gia thị trường mạnh hơn ở giai đoạn còn đầy rẫy các bất ổn về thông tin. Cơ hội duy nhất là thị trường đã điều chỉnh đủ để chiết khấu rủi ro nội tại, chẳng hạn tốc độ tăng trưởng lợi nhuận kém cỏi của doanh nghiệp trong quý 1, thì mới có thể thu hút dòng tiền trở lại.

Trọng Nghĩa