88Point

Cuộc họp 4 bên bị hủy bỏ, nội bộ phe thân phương Tây ở Ukraine đấu nhauTheo những kết quả tỷ số lazio

【kết quả tỷ số lazio】Tình hình Ukraine mới nhất ngày 16/1/2015: Nội bộ phe ly khai thân phương tây ở Ukraine đấu nhau

Cuộc họp 4 bên bị hủy bỏ,ìnhhìnhUkrainemớinhấtngàyNộibộphelykhaithânphươngtâyởUkraineđấkết quả tỷ số lazio nội bộ phe thân phương Tây ở Ukraine đấu nhau

Theo những tin tức vế tình hình Ukraine mới nhất, chính quyền Ukraine đang có sự phân hóa mạnh giữa phe thân Mỹ và thân Đức. Cuộc họp 4 bên giữa Nga, Ukraine, Đức, Pháp tại Kazakhstan dự kiến diễn ra vào ngày 15/1 bị hủy bỏ không chỉ mang nỗi buồn tê tái cho Nga, Đức, Pháp mà còn khiến một số người ở thuộc phe thân với Đức và Pháp ở Ukraine cảm thấy không vui. Cụ thể là Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.

Ngay sau khi kết thúc cuộc họp 4 bên cấp bộ trưởng tại Berlin hôm 12/1 với sự bế tắc và hoãn vô thời hạn cuộc họp cấp chính phủ, ông Poroshenko đã có phản ứng. Itar Tass dẫn lời văn phòng báo chí phủ Tổng thống Ukraine cho biết ông Poroshenko đã gọi điện cho Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande để khẳng định sự cần thiết việc phải tổ chức một cuộc họp của Nhóm Liên lạc về Ukraine trong tương lai gần.

Ông Poroshenko, bà Merkel và ông Hollande đã nhất trí rằng việc tổ chức một cuộc họp của Nhóm Liên lạc để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine trong vòng vài ngày tới là cần thiết. Nhưng thông tin quý giá nhất là các bên cũng cho biết họ đã sẵn sàng cho các cuộc đàm phán đa diện hơn nữa theo định dạng "Normandy" (Nga, Ukraine, Pháp, Đức).

Điều này cũng đồng nghĩa là Tổng thống Ukraine và các lãnh đạo Đức, Pháp chưa hề bỏ cuộc trong việc tìm lại cuộc họp 4 bên đã mất tại Kazakhstan. Bên cạnh đó, để chắc chắn, Đức còn cho Ukraine vay 500 triệu USD để giúp chính quyền của tổng thống Petro Poroshenko và thủ tướng Yatsenyuk duy trì hoạt động. Tuy nhiên, cuối cùng cuộc họp bị sụp đổ vì ở phút cuối Mỹ đã mua đứt Ukraine bằng số tiền gấp 4 lần. Theo giới phân tích, cuộc họp 4 bên đổ bể từ cấp ngoại trưởng là do phe của thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk.

 

Tổng thống Ukraine Poroshenko và Thủ tướng Yatsenyuk dường như không đi chung một con đường

Tổng thống Ukraine Poroshenko và Thủ tướng Yatsenyuk dường như không đi chung một con đường. Ảnh minh họa

Theo Interfax, vào buổi chiều hôm 12/1, ít giờ trước khi cuộc họp ngoại trưởng 4 bên tại Berlin, Mỹ thông báo khẩn cấp việc chấp thuận bảo lãnh cho chính quyền Ukraine vay 2 tỷ USD (thông qua IMF) trong cả năm 2015 và 1 tỷ USD sẽ được giải ngân ngay trong 6 tháng đầu năm. Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk chiều hôm sau khẳng định Mỹ sẵn sàng trong việc cho chính phủ Ukraine vay 2 tỷ USD. "Mỹ vừa tuyên bố với chính phủ Ukraine rằng Mỹ đã sẵn sàng bảo lãnh để cho Ukraine vay 2 tỷ USD (thông qua IMF)", ông Yatsenyuk tuyên bố trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Estonia Taavi Riyvasom khi ông Riyvasom đi thăm Kiev.

Một bản tuyên bố thể hiện tính kịp thời của người Mỹ. Một cuộc ngã giá chóng vánh, gấp 4 lần số tiền mà Đức cho chính phủ Ukraine vay. Đây là 'phần thưởng xứng đáng' cho nỗ lực của chính quyền Yatsenyuk trong việc bảo vệ quan điểm cứng rắn của Mỹ tại Ukraine.

Thực chất, chính quyền Ukraine đang tồn tại tình trạng 2 phe vốn đấu đá với nhau suốt thời gian qua. Sự mâu thuẫn giữa Tổng thống Petro Poroshenko và Thủ tướng Yatsenyuk được thể hiện sau khi sau khi cuộc bầu cử quốc hội mới tại Ukraine hồi tháng 10/2014 kết thúc. Bầu cử kết thúc, khối Petro Oleksiyovych Poroshenko của Tổng thống và Mặt trận nhân dân của Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk đều tung ra dự thảo một thỏa thuận nhằm đoàn kết các lực lượng thành một liên minh cầm quyền. Nhưng dự thảo của họ lại giẫm đạp lên nhau.

Phe Poroshenko tung ra một tài liệu 50 trang, trong đó vạch ra kế hoạch trên mọi phương diện ở trong nước, từ chiến đấu với tham nhũng đến cải cách lương hưu. Có thể thấy rằng phe Poroshenko toàn lo tập trung vào đối nội dù đây là vấn đề của phủ Thủ tướng. Phải chăng ông Poroshenko đang có ý không hài lòng về chính sách đối nội mà thủ tướng Yatsenyuk điều hành suốt thời gian qua nên ông phải soạn ra 50 trang tài liệu để cải cách.

Còn ông Yatsenyuk, người dự kiến ​​sẽ tiếp tục tại nhiệm, đã có đề xuất riêng chỉ sau đó một vài giờ. Có lẽ do ít thời gian chuẩn bị nên kế hoạch của ông chỉ ngắn gọn trong 2,5 trang. Tuy nhiên, nó chẳng đề cập nhiều đến công việc đối nội của ông. Thay vào đó, nó được gọi là dự thảo Ukraine vào châu Âu và ngụ ý rằng kế hoạch này là các bước cơ bản để Ukraine gia nhập liên minh châu Âu và NATO.

Rõ ràng kế hoạch của ông Yatsenyuk toàn là những vấn đề đối ngoại mà người chịu trách nhiệp là Tổng thống Poroshenko. Phải chăng ông Yatsenyuk chê Tổng thống không làm được việc quan trọng là gia nhập châu Âu nên ông phải xây dựng kế hoạch hộ. Cuộc chiến về tuyên ngôn sau chiến thắng bầu cử là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy quan hệ giữa Poroshenko và Yatsenyuk đang trục trặc và dấy lên lo ngại rằng sự cạnh tranh của họ có thể phá hoại cục diện vốn đầy bất ổn tại Ukraine.

Tình hình Ukraine mới nhất: Ukraine sẽ tham gia 11 cuộc tập trận quốc tế năm 2015

Quân đội Nga sẽ tham gia 11 cuộc tập trận quân sự quốc tế trong năm nay để dần thích ứng với các tiêu chuẩn binh lính của NATO. Bên  cạnh đó, bất chấp tình hình khủng hoảng kinh tế, Kiev vẫn dành 5,2% ngân sách năm 2015 của mình cho quân đội.     

Tình hình Ukraine mới nhất: Ukraine sẽ tham gia 11 cuộc tập trận quốc tế

Tình hình Ukraine mới nhất: Ukraine sẽ tham gia 11 cuộc tập trận quốc tế. Ảnh minh họa

Ông Kushnir nói rằng: “Những cuộc diễn tập này sẽ hoàn tất một giai đoạn huấn luyện chiến đấu để thích ứng với những tiêu chuẩn của NATO trong lực lượng của chúng tôi”. 
Có quy mô lớn nhất trong các cuộc tập trận trên sẽ là các cuộc tập trận Rapid Trident giữa lực lượng bộ binh của Ukraine và Mỹ và cuộc diễn tập Sea Breeze - một cuộc diễn tập hải quân ở Ukraine. Cuộc tập trận này được tổ chức gần đây nhất là cuối tháng 9 năm ngoái, trong đó NATO điều động 700 đơn vị vũ khí và 50 xe vận tải, và Mỹ cử 200 binh sĩ tham gia. Ngoài ra, Hải quân Ukraine sẽ tham gia một số cuộc diễn tập khác với tàu chiến Mỹ trên Biển Đen  và quốc hội Ukraine sẽ cho phép tiến hành các cuộc tập trận trong nước. 

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko dự kiến đệ trình dự thảo lên Quốc hội đế được chấp thuận chính thức về vấn đề này. Kể từ tháng 9/2014, có một số báo cáo tiết lộ rằng, các nước thành viên NATO đã bắt đầu cung cấp viện trợ quân sự không sát thương cho Kiev. Ngoài ra, cũng xuất hiện những báo cáo chưa được xác nhận về việc các vũ khí sát thương được cung cấp cho quân đội Ukraine để tiến hành các hoạt động chống lại lực lượng chống chính phủ ở miền đông đất nước.

Tình hình Ukraine mới nhất: Quân ly khai Ukraine bất ngờ tấn công dồn dập

Lực lượng ly khai miền đông Ukraine hôm qua (14/1) bất ngờ phát động một cuộc tấn công dữ dội, quy mô lớn nhằm vào quân đội chính phủ. Cuộc tấn công này diễn ra trong bối cảnh Kiev và lực lượng ly khai vẫn mải miết đổ lỗi cho nhau về vụ tấn công đẫm máu nhất nhằm vào dân thường xảy ra trước đó ở Donetsk.

Những tiếng đạn pháo hạng nặng và lựu đạn rít lên, xé toạc bầu trời liên tục vài phút một lần và sau đó là hàng loạt những hố sâu và lớn được tạo ra chi chít ở trên cánh đồng đầy tuyết nằm dọc một chiến tuyến bao quanh một ngôi làng đã bị tàn phá nặng nề bởi cuộc chiến, cách thành trì Donetsk khoảng 10km về phía tây bắc. Ngay trong ngôi làng Tonenke, tiếng nổ cũng liên tiếp vang lên. Sau những tiếng nổ là sự phá hủy đến kinh hoàng.

Các ngôi nhà bị san phẳng, những con đường lát đá bị hư hỏng nặng. Đây là những con đường nối đến một sân bay đang trong nằm trong tranh chấp quyết liệt ở Donetsk . Sân bay này là một trong những chiến trường ác liệt nhất, đẫm máu nhất giữa quân đội chính phủ và lực lượng ly khai miền đông Ukraine trong cuộc chiến kéo dài 9 tháng qua. "Đây là một cuộc chiến tranh toàn diện", một binh lính tình nguyện có biệt danh "The Pastor" cho phóng viên nước ngoài biết khi đang trên đường từ một vùng ngoại ô của Donetsk do quân đội kiểm soát đến tăng viện cho lực lượng nòng cốt đang cầm cự, cố thủ ở khu vực sân bay kể từ hồi tháng 5.

Tình hình Ukraine mới nhất: Quân ly khai Ukraine bất ngờ tấn công dồn dập

Tình hình Ukraine mới nhất: Quân ly khai Ukraine bất ngờ tấn công dồn dập. Ảnh minh họa

 "Cuộc tấn công bắt đầu xảy ra vào buổi sáng sớm và phải tận đêm mới kết thúc. Cả ngày chỉ có một đợt im ắng dài nhất là 1 hay 2 giờ đồng hồ. Chưa bao giờ xảy ra tình trạng đó trước đây”, binh sỹ trên nói thêm. Kiểu bắn phá tầm xa xuyên thủng bầu trời xung quanh thủ phủ của lực lượng ly khai như ngày hôm qua (14/1) đã gây ra thương vong cho hàng trăm dân thường trong cuộc xung đột kéo dài hơn 9 tháng qua. 

Một quả rocket Grad tầm xa đã rơi trúng vào một chiếc xe buýt chở khách trong ngày 13/1, khiến ít nhất 12 người thiệt mạng và 16 người bị thương. Chiếc xe buýt chở dân thường bị trúng đạn khi đang tiến về Donetsk từ một thành phố nhằm phía đông nam Ukraine thuộc quyền kiểm soát của quân chính phủ. Hình ảnh chiếc khung xe buýt màu vàng bị tàn phá nham nhở, méo mó và đen xịt đứng giữa một khu vực trỗn lận giữa máu và tuyết đã cho thấy một thực tế đáng buồn về việc lệnh ngừng bắn vẫn còn xa vời ở đâu đó sau khi cuộc chiến ở miền đông Ukraine đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.700 người, tàn phá nặng nề trung tâm công nghiệp miền đông và đẩy hàng triệu người vào cảnh sống khốn khó, khổ sở.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko sau đó đã cáo buộc quả rocket rơi trúng chiếc xe buýt là do lực lượng ly khai bắn ra và rằng trách nhiệm nằm ở “những kẻ đứng đằng sau chúng”, ám chỉ đến Nga. Kiev và các đồng minh phương Tây lâu nay vẫn đổ lỗi cho Nga đã gây ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine và kích động cuộc xung đột ở miền đông. Nga bác bỏ mọi cáo buộc về sự dính líu của nước này đến cuộc khủng hoảng Ukraine. Tình trạng bạo lực bùng phát trở lại đã phá hỏng nỗ lực mới nhất của cộng đồng quốc tế trong việc tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Tình hình Ukraine mới nhất: Miền Đông căng thẳng, Ukraine tổng động viên 50.000 quân

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ký sắc lệnh gọi nhập ngũ ít nhất 50.000 người thuộc lực lượng dự bị nước này trong bối cảnh cuộc xung đột tại các khu vực miền Đông gia tăng. Phát biểu tại một cuộc họp các quan chức khu vực, ông Poroshenko cho biết sắc lệnh này sẽ được chuyển cho Quốc hội thông qua. Tổng thống Ukraine nhấn mạnh quyết định của ông là để tăng cường lực lượng phòng thủ cho đất nước vì tình hình căng thẳng tại khu vực Donetsk và Lugansk trong những ngày gần đây đã leo thang, gây nhiều thương vong.

Theo sắc lệnh trên, đợt huy động lực lượng dự bị sắp tới trong năm 2015 sẽ được chia thành ba giai đoạn, trong đó, đợt đầu tiên sẽ được khởi động vào ngày 20/1. Sắc lệnh dự kiến sẽ được đệ trình lên quốc hội ngày 15/1. Hồi năm ngoái, Kiev đã tiến hành ba đợt động viên từng phần nhằm kêu gọi binh sĩ tham gia vào một chiến dịch quân sự chống lực lượng nổi dậy ở khu vực miền Đông, vốn tìm cách ly khai khỏi Ukraine.

Đại diện toàn quyền của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng tại các cuộc đàm phán ở Minsk, ông Denis Pushilin tối 14/1 cho biết lực lượng Ukraine đã bắt đầu rút binh sĩ khỏi sân bay Donetsk.  Trong vài ngày qua, giao tranh đã diễn ra ác liệt tại khu vực sân bay Donetsk - thành trì cuối cùng của lực lượng Ukraine trong khu vực thành phố Donetsk.

Tổng thống Ukraine lệnh Tổng động viên 50.000 quân

Tổng thống Ukraine lệnh Tổng động viên 50.000 quân. Ảnh minh họa

Theo phóng viên "Russia 24" tại Donetsk, tối 14/1 tại khu vực sân bay những tiếng nổ đã lắng dịu. Trước đó cùng ngày, đại diện của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSEC) đã kêu gọi các bên ký thỏa thuận hòa bình tại sân bay vì giao tranh sẽ gây đau khổ cho thường dân vô tội. Ngoài ra, OSCE cũng đề xuất bắt đầu tuần tra chung khu vực này để giúp tránh gây thương vong cho dân thường.

Trong khi đó, phát biểu tại một cuộc họp báo ở Moskva, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo Ukraine không được sử dụng vũ lực trong cuộc xung đột tại miền Đông, nơi tình trạng bạo lực đã leo thang trở lại trong tuần này. Ông Lavrop cũng cho hay thỏa thuận ngừng bắn mong manh tại miền Đông Ukraine đã bị vi phạm và nhấn mạnh tới vụ bắn rocket vào một xe buýt chở thường dân hôm 13/1 khiến 12 người thiệt mạng, đồng thời kêu gọi tiến hành “một cuộc điều tra kỹ lưỡng và khách quan” về vụ việc này.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 14/1 khẳng định, NATO không muốn tìm cách đối đầu với Nga và mong muốn có mối quan hệ hợp tác, xây dựng hơn với Nga. Tuy nhiên, người đứng đầu NATO cũng hối thúc Nga chấm dứt sự ủng hộ đối với lực lượng đối lập tại miền Đông Ukraine và sử dụng ảnh hưởng của mình để yêu cầu lực lượng đối lập Ukraine tôn trọng lệnh ngừng bắn Minsk đạt được giữa các bên.

Phát biểu tại cuộc họp báo chung ở Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng cho rằng, an ninh châu Âu sẽ ổn định hơn nếu các nước có mối quan hệ hợp tác tốt với Nga.  Thủ tướng Đức Angela Merkel nói:"Chúng tôi muốn có một mối quan hệ hợp tác chính trị với Nga. An ninh châu Âu luôn  tốt hơn nếu chúng ta không đối đầu với nhau. Để điều này xảy ra các bên cần thực hiện theo những điều kiện nhất định như đảm bảo các qui tắc cơ bản về toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia".

Thủ tướng Đức cũng bày tỏ khá lạc quan về khả năng sớm tổ chức cuộc họp 4 bên giữa Ukraine, Nga, Pháp và Đức tại Kzakhstan về tình hình miền Đông Ukraine. Về phần mình, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng cho biết, NATO sẽ xem xét đơn xin gia nhập của Ukraine giống như các nước khác. Điều đó có nghĩa là Ukraine cần phải đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn mà NATO yêu cầu như một xã hội dân chủ, cởi mở, đóng góp vào sự ổn định và an ninh của châu Âu.

Trang Mạc (tổng hợp)

 

Những tin tức mới nhất về tình hình Ukraine ngày 9/1/2015

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap