Sức mua giảm do thu nhập giảm
Đó là nhận định của ông Vũ Đức Giang,ànhdệtmaykỳvọngkimngạchxuấtkhẩuđạkêt quả bóng đá trưc tuyến Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) tại cuộc họp báo Đại hội nhiệm kỳ VI (2020-2015) – Tổng kết năm 2020 vượt lên thách thức phát triển bền vững do Hiệp hội Dệt may tổ chức chiều 1/12, tại Hà Nội.
Chia sẻ tại buổi họp báo, ông Vũ Đức Giang cho biết, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã duy trì đà tăng trưởng ổn định trong giai đoạn từ 2016 – 2019. Cụ thể, năm 2016 đạt 28,12 tỷ USD, năm 2019 đạt 38,9 tỷ USD, tăng trưởng kép bình quân hàng năm là 9,55%. Riêng năm 2020, do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 35,27 tỷ USD, giảm 3,6 tỷ USD so với năm 2019, tương đương giảm 9,29%. Mức giảm này vẫn thấp hơn nhiều quốc gia khác, đặc biệt trong bối cảnh tổng cầu dệt may thế giới giảm 25%.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng cho hay, dịch COVID-19 khiến sức mua giảm mạnh do thu nhập giảm. Người dân ưu tiên việc mua nhu yếu phẩm, thực phẩm hơn là quần áo. Veston, sơ mi cao cấp của nam nữ vốn được xem là mặt hàng chiến lược, có giá trị cao nay bị thay đổi "180 độ" khi sức tiêu thụ giảm tới 80%.
"Do đó, định hướng của hiệp hội đối với các thành viên là tập trung vào sản xuất các sản phẩm thuộc phân khúc trung bình hoặc trung bình thấp. Riêng các sản phẩm veston và sơ mi cao cấp đều được điều chỉnh giảm sản lượng, bởi thu nhập người tiêu dùng bị giảm"- ông Vũ Đức Giang thông tin.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ tại buổi họp báo |
"Năm 2020 là thách thức rất lớn, đảo ngược toàn bộ mục tiêu chúng ta đặt ra đầu năm là xuất khẩu đạt 42 tỉ USD", ông Giang nhìn nhận. Bên cạnh đó, ông Giang cũng thông tin thêm, mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường đều giảm, tuy nhiên, thị phần dệt may của Việt Nam cũng có những thay đổi. Việt Nam là nước xuất khẩu dệt may đứng thứ 2 sang Hoa Kỳ (11,80% thị phần), đứng thứ 6 xuất khẩu sang châu Âu, thứ 2 xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc. Đặc biệt, Việt Nam cũng trở thành nước xuất khẩu lớn nhất sang Trung Quốc với thị phần 19,1%.
"Kết quả này là nỗ lực đáng ghi nhận của toàn ngành, các doanh nghiệp dệt may đã nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh, đồng thời, Hiệp hội sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, kịp thời chuyển đổi cơ cấu mặt hàng, đảm bảo ổn định đời sống người lao động", ông Vũ Đức Giang khẳng định.
Tập trung khai thác dòng sản phẩm tầm trung
Đánh giá về triển vọng trong năm 2021, ông Vũ Đức Giang cho rằng, xuất khẩu hàng dệt may tiếp tục gặp khó khăn do chịu tác động bởi dịch COVID-19. Theo đó, doanh nghiệp rất khó đưa ra giải pháp ổn định bởi chưa một nước nào có thể kiểm soát hoàn toàn dịch COVID-19, thu nhập của người dân còn rất khó khăn. Thậm chí, nhu cầu có thể "dậm chân tại chỗ" nếu tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp.
"Kịch bản năm 2021 sẽ đạt khoảng 37 - 38 tỉ USD, có tăng so với năm 2020 nhưng với điều kiện quí IV thế giới kiểm soát được đại dịch COVID-19. Điều này giúp người dân trên thế giới có việc làm trở lại và sức mua sẽ tăng", ông Giang nhìn nhận.
Theo ông Vũ Đức Giang, dự báo năm 2021, xuất khẩu hàng dệt may sẽ tiếp tục gặp khó khăn do chịu tác động bởi dịch COVID-19 |
Chủ tịch VITAS cho hay, trong thời gian tới, các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), chúng ta đang có thị trường lớn. Hiện nay Việt Nam đang là nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Trung Quốc. Trong khối RCEP ấy có một số nước là thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Điều này giúp bổ trợ phần nguyên liệu bị thiếu hụt trong nước.
VITAS cho biết trong giai đoạn 2020 – 2025, ngành dệt may Việt Nam đứng trước nhiều lợi thế và thách thức đan xen, đặc biệt là tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 còn có thể kéo dài từ 1-2 năm tới. Việt Nam, tuy đã kiểm soát khá thành công dịch COVID-19, nhưng dự kiến năm 2021 cũng chỉ đạt được mức của năm 2019.
Mục tiêu đến năm 2025 ngành phấn đấu kim ngạch xuất khẩu 55 tỉ USD tăng bình quân 9,4%/năm, sử dụng 3 triệu lao động, thặng dư thương mại đạt 33 tỉ USD và giá trị tăng thêm của sản phẩm dệt may xuất khẩu đạt 65%.
Ông Giang cũng cho biết, trong thời gian tới, VITAS tiếp tục kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt chiến lược phát triển ngành đến năm 2030 tầm nhìn 2035, chỉ đạo hình thành các khu công nghiệp dệt may lớn có xử lý nước thải tập trung để thu hút các dự án đầu tư vào khâu dệt nhuộm nhằm đáp ứng yêu cầu xuất xứ của các hiệp định thương mại thế hệ mới.
Dự kiến, Hiệp hội Dệt May Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội lần thứ VI (2020-2025) và Tổng kết năm 2020 vào ngày 12/12 tới đây. Đại hội nhằm tổng kết, đánh giá các hoạt động của ngành và của Vitas trong năm 2020 nói riêng và cả giai đoạn 2016-2020; chỉ ra những thuận lợi, thách thức lớn và các đối sách ứng phó để đưa ngành dệt may phát triển... |