【xếp hạng futsal thế giới】AFD sẵn sàng cùng với Bộ Tài chính hợp tác trên tất cả các phương diện
PV: Tại Hội nghị COP26 diễn ra vào tháng 11/2021,ẵnsàngcùngvớiBộTàichínhhợptáctrêntấtcảcácphươngdiệxếp hạng futsal thế giới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định cam kết của Việt Nam giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, giảm lượng phát thải khí metan gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030. Ông đánh giá thế nào về những cam kết này của Việt Nam? Xin ông cho biết trọng tâm hợp tác giữa Tập đoàn Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và Việt Nam trong thời gian tới có liên quan tới các cam kết này?
Ông Philippe Orliange |
Ông Philippe Orliange: Những cam kết của Thủ tướng Phạm Minh chính nêu ra tại Hội nghị thượng đỉnh COP26 tại Glassgow (Vương quốc Anh) là rất mạnh mẽ. Những cam kết này rất phù hợp với những ưu tiên hợp tác của AFD trong thời gian tới. AFD sẽ huy động một loạt các công cụ hiện có nhằm hỗ trợ quá trình chuyển dịch năng lượng công bằng tại Việt Nam, không chỉ thông qua hoạt động tài trợ, mà còn thông qua đối thoại chính sách công và hỗ trợ kỹ thuật.
Đặc biệt hơn, AFD đã đề xuất hỗ trợ các chính sách công liên quan tới các vấn đề kinh tế vĩ mô - thông qua mô hình nghiên cứu GEMMES và huy động Nhóm các nhà nghiên cứu Pháp - Việt phụ trách thực hiện mô hình; các vấn đề thích ứng - thông qua nguồn tài trợ từ quỹ WARM (quỹ tài trợ của Liên minh châu Âu) cùng danh mục dự án quan trọng của AFD trong lĩnh vực này; các vấn đề giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu - thông qua một hỗ trợ dài hạn cho Tập đoàn Điện lực và chương trình phát triển giao thông công cộng tại Hà Nội, với việc tài trợ cho tuyến tàu điện số 3; khuyến khích tài chính xanh.
Công trình âu thuyền Kim Đài giúp cải thiện khả năng chống chịu và phục hồi của tỉnh Ninh Bình trước tác động của biến đổi khí hậu do AFD tài trợ khánh thành cuối tháng 3/2022. Ảnh: AFD |
PV: Để Việt Nam có thể thực hiện được những mục tiêu cam kết tại COP26 đòi hỏi một nguồn lực tài chính rất lớn. Hỗ trợ tài chính của AFD cho Việt Nam thực hiện các cam kết này là gì thưa ông? Ông có thể chia sẻ một con số cam kết cụ thể của AFD cho Việt Nam?
Ông Philippe Orliange: Chuyển dịch năng lượng luôn đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn để có thể loại bỏ nguồn năng lượng gây phát thải nhiều các bon. Cụ thể là dừng đầu tư cho cho những dự án điện than, chuyển dịch sang những nguồn năng lượng sạch khác. Trong lĩnh vực giao thông cũng phải đầu tư cho những dự án giao thông công cộng sạch. Việc thay đổi hình thức đầu tư như vậy cũng là một cách để định hướng lại huy động nguồn vốn cho những hoạt động mang tính chất trung hòa các bon. Một phần những nỗ lực lớn đó phải được hỗ trợ bởi cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế, trong đó AFD sẽ phải đẩy mạnh hoạt động tài trợ của mình để đáp ứng được những nhu cầu về chuyển dịch năng lượng của Việt Nam.
Về con số cam kết tài trợ, chúng tôi tạm thời chưa thể đưa ra một con số cụ thể, nhưng chúng tôi cam kết chắc chắn rằng, AFD sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa để cung cấp nhiều hơn nguồn tài trợ cho việc chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam. Để đưa ra được những ước tính về số liệu cam kết cụ thể còn tùy thuộc vào Tổng quy hoạch điện VIII mà hiện nay Thủ tướng Chính phủ đang trong quá trình phê duyệt. Khi được thông qua, chúng ta sẽ xác định ra được đâu là cấu phần do Nhà nước đầu tư và đâu là cấu phần do Tập đoàn Điện lực hay các doanh nghiệp tư nhân thực hiện. Trên cơ sở đó mới có thể xác định được khả năng tham gia của các nhà tài trợ để hỗ trợ quá trình này.
Tôi xin nhấn mạnh, trong mọi trường hợp, AFD luôn sẵn sàng hỗ trợ nhiều hơn, tài trợ nhiều hơn cho ngành điện của Việt Nam và cả những doanh nghiệp khác, kể cả những doanh nghiệp tư nhân để hỗ trợ quá trình chuyển dịch năng lượng cũng như các cam kết khí hậu tại COP26.
PV: Bộ Tài chính và AFD là những đối tác truyền thống và có nhiều hoạt động hợp tác hiệu quả trong suốt thời gian gần 30 năm qua. Xin ông cho biết hai bên sẽ có ưu tiên những hợp tác gì trong thời gian tới?
Ông Philippe Orliange: Bộ Tài chính là một đối tác thân thiết của AFD. Trong buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai tại chuyến công tác Việt Nam lần này, AFD và Bộ Tài chính đã cùng nhau điểm lại tình hình các dự án đang được triển khai, cũng như những mong đợi đối với AFD để hỗ trợ cho quá trình chuyển dịch năng lượng và thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam; trao đổi về những nguồn tài trợ mà AFD có thể huy động được dành cho Việt Nam trong thời gian tới.
Bộ Tài chính đã tỏ ra rất quan tâm đến khả năng của AFD có thể tăng cường sự tài trợ dành cho các ngân hàng thương mại thông qua tài chính xanh để hỗ trợ cho các ngân hàng của Việt Nam có thể đầu tư nhiều hơn vào các dự án, đóng góp vào giảm phát thải khí nhà kính.
AFD đã cam kết 2,1 tỷ EUR cho các dự án tại Việt NamÔng Philippe Orliange cho biết, kể từ khi có mặt tại Việt Nam, AFD đã luôn tìm cách thích ứng với các nhu cầu tại các giai đoạn khác nhau trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam: từ xóa đói giảm nghèo cho đến những ưu tiên của hiện tại và tương lai là khắc phục những hậu quả của biến đổi khí hậu. Quá trình 30 năm làm việc, các đối tác của AFD đã trở nên đa dạng hơn rất nhiều. Ban đầu AFD chỉ có những khoản vay dành cho Chính phủ Việt Nam, nhưng hiện nay, AFD đã triển khai các dự án để hỗ trợ cho các địa phương, tài trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp nhà nước như Tập đoàn Điện lực Việt Nam; hợp tác với các ngân hàng thương mại như Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tài trợ cho các doanh nghiệp tư nhân; đồng thời hỗ trợ cho cả các dự án hợp tác phi tập trung giữa các vùng các đô thị của Pháp với các vùng và đô thị của Việt Nam, ví dụ như các dự án hợp tác phi tập trung của Hà Nội với vùng Toulouse và Paris thông qua AFD. “Tổng mức cam kết hiện tại của các dự án đã và đang triển khai (còn hiệu lực) tại Việt Nam của AFD vào khoảng 1,3 tỷ EUR, còn tổng mức cam kết của tất cả các dự án của AFD tại Việt Nam đến nay hiện khoảng hơn 2,1 tỷ Euro” - ông Philippe Orliange thông tin. |
Bộ Tài chính cũng thể hiện sự quan tâm đến việc làm sao có thể huy động được nguồn ngân sách của nhà nước, để có thể ủng hộ nhiều hơn vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Cách đây vài năm, Bộ Tài chính đã yêu cầu chúng tôi cần phải nỗ lực nhiều hơn để tài trợ cho các địa phương và đó là định hướng mà chúng tôi đã và đang thực hiện trong thời gian vừa qua, đã triển khai rất nhiều dự án hỗ trợ cho các địa phương, mà gần đây nhất là tỉnh Điện Biên.
Trao đổi với Thứ trưởng Vũ Thị Mai, chúng tôi cũng đã thể hiện rất rõ quan điểm rằng, AFD sẵn sàng cùng với Bộ Tài chính hợp tác trên tất cả các phương diện này, sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm mà chúng tôi đã có từ những dự án tại các quốc gia khác nhau để hỗ trợ cho quá trình chuyển dịch năng lượng và thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
PV: Theo quan sát của ông, từ những điều kiện thực tế tại Việt Nam, Việt Nam cần nỗ lực điều gì để thực hiện thành công các cam kết tại COP26?
Ông Philippe Orliange: Đây là câu hỏi mà trước hết Chính phủ Việt Nam phải đưa ra lời giải đáp trước, bởi vì Chính phủ sẽ phải nêu ra rõ cách thức triển khai thực hiện các cam kết tại COP26 một cách cụ thể như thế nào.
Điều mà tôi ghi nhận trong chuyến công tác tại Việt Nam vừa qua, đó là tất cả các đối tác của AFD đều ý thức được rất rõ nội dung của các cam kết này và những thách thức đặt ra đối với mỗi bên. Tất cả các cơ quan, các cấp của Chính phủ đều rất tích cực nỗ lực để có thể triển khai bước đầu cam kết này. Tôi rất ấn tượng trước sự nỗ lực này của các cơ quan, Chính phủ Việt Nam, vì không phải bất cứ quốc gia nào đưa ra cam kết tại COP26 đều có một động thái mạnh mẽ như Việt Nam.
Có lẽ bước kiên quyết sắp tới khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sơ đồ quy hoạch điện VIII sẽ thể hiện sự thay đổi rất lớn trong nỗ lực của Chính phủ để thực hiện những cam kết này. Tôi thực sự rất trông đợi vào điều này.
PV: Xin cảm ơn ông!