【số liệu thống kê về estoril praia gặp benfica】Thị trường tín chỉ carbon: chậm trễ nhưng không thể không làm

  发布时间:2025-01-10 08:04:20   作者:玩站小弟   我要评论
Phải có tín chỉ Carbon nếu không muốn mất nhiều tiền hơnTại tọa đàm &ldqu số liệu thống kê về estoril praia gặp benfica。

Phải có tín chỉ Carbon nếu không muốn mất nhiều tiền hơn

Tại tọa đàm “Tín chỉ Carbon - Chìa khóa chuyển đổi sang một thế giới phát thải ròng bằng 0”,ịtrườngtínchỉcarbonchậmtrễnhưngkhôngthểkhônglàsố liệu thống kê về estoril praia gặp benfica PGS. TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhìn nhận, trước đây, con người luôn cho rằng việc sử dụng các tài nguyên đất, nước, không khí và khoảng sản hàng triệu năm miễn phí, doanh nghiệp chỉ mất tiền khai thác nó lên.

Tuy nhiên, nhìn vào bức tranh phát triển toàn cầu, quan niệm đó hiện nay đã không còn phù hợp. Rất nhiều quy định, tiêu chuẩn nghiêm ngặt đã được đặt ra, nhất là với Liên minh châu Âu (EU). Gần đây nhất, ngày 1/10/2023, EU bắt đầu thực hiện thí điểm Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) nhằm đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.

Mặc dù nhằm mục đích chống biến đổi khí hậu nhưng CBAM sẽ tạo thêm chi phí đáng kể đối với các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt nếu cơ chế này được mở rộng sang các lĩnh vực khác trong tương lai. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), giá sản phẩm này chỉ khoảng 50 USD/tấn CO2 thì tới năm 2035 có thể tăng lên mức trung bình 120 - 150 USD/tấn CO2. Đến năm 2050, giá có thể đạt tới 250 USD/tấn CO2. Đây là mức giá mà các tổ chức, doanh nghiệp sẽ phải tự quyết định nên giảm lượng khí thải hay sẽ tiếp tục gây ô nhiễm và trả tiền cho phát thải đó.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang rất quan tâm đến thị trường mua bán tín chỉ carbon.

“Nếu không có tín chỉ Carbon, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải mất cho EU hơn 80 EUR/tấn CO2 hoặc khí nhà kính, Hoa Kỳ 40 USD/tấn, Singapore 25 USD/tấn vào năm 2024-2025, 45 USD/tấn vào năm 2026-2027. Chuyển đổi xanh, chuyển đổi tuần hoàn trong thời gian tới là yêu cầu bắt buộc của Việt Nam và các doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện nếu muốn tham gia vào nền thương mại và đầu tư toàn cầu”, PGS. TS Nguyễn Đình Thọ chỉ rõ.

Được biết, Chính phủ hiện đang triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (net zero) vào năm 2050 và thực hiện theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Năm 2025, Việt Nam sẽ thành lập và vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon để đến năm 2028 vận hành chính thức.

Ông Phạm Hoàng Hải (Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) thông tin, doanh nghiệp cần chờ đợi thêm để lộ trình pháp luật của Việt Nam về tín chỉ carbon, giảm phát thải ròng bằng 0 được hoàn thiện. Trong thời gian này, doanh nghiệp nên nhanh chóng nhập cuộc bằng cách đầu tư vào hệ thống năng lượng mặt trời, điện áp mái, xử lý nước, tiết kiệm nước, đạt được chỉ số xanh (chỉ số Leed), giảm phát thải khí nhà kính…

Nếu không chuẩn bị từ sớm mà chờ đến khi hệ thống pháp luật hoàn thiện mới bắt đầu thì doanh nghiệp sẽ bị tụt lại phía sau và sẽ bị thị trường quốc tế đào thải. Những doanh nghiệp nắm bắt cơ hội để cải tiến có thể thu được lợi nhuận khổng lồ từ giao dịch tín chỉ carbon trong tương lai.

Phân tích về thị trường tín chỉ carbon, ông Nguyễn Võ Trường An - Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN cho biết, hiện đã có 35 vùng lãnh thổ và 46 quốc gia áp dụng hoặc lên kế hoạch áp dụng công cụ định giá tín chỉ carbon. Nhờ vậy, kiểm soát được 12 tỷ tấn CO2 (tương đương 22,3% tổng lượng phát thải khí nhà kính trên toàn cầu). Chỉ riêng năm 2019, nguồn thu từ định giá carbon trên toàn cầu đến 45 tỷ USD.

Tín chỉ carbon là thuật ngữ được thiết lập với định hướng giảm lượng khí thải carbon trên toàn cầu. Hiện nay, tín chỉ carbon được nhiều quốc gia mua bán, vay mượn như một loại hàng hóa nhằm thu tiền hoặc tránh bị xử phạt. Khi các nước vào cuộc đua Net Zero, giá tín chỉ carbon tăng nhanh.

Ông An cũng cho rằng, mô hình tín chỉ carbon sẽ khuyến khích các quốc gia tăng cường trồng và bảo vệ rừng; các doanh nghiệp sẽ hạn chế lượng khí thải phát ra nếu muốn bảo toàn lợi nhuận và tăng lợi nhuận khi phát thải ít. Hiện các đơn vị đang xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon, thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong các lĩnh vực tiềm năng.

Ông Phạm Nam Hưng - Phòng Kinh tế và thông tin biến đổi khí hậu, Cục biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nhìn nhận, thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam sẽ phải mất vài năm nữa để chuẩn bị, bởi bên cạnh chính sách chưa hoàn thiện thì công nghệ đo lường, phương pháp canh tác… cũng còn nhiều thiếu hụt. “Việt Nam bước vào thị trường này muộn hơn nhiều nước khác. So vơi các nước phát triển đã đi trước từ 10-15 năm, chúng ta kém lợi thế hơn. Nhưng không phải vì thế mà không làm. Hiện Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp bước vào phát triển thị trường này", ông nói.

Nhặt rác cũng quy đổi được tín chỉ carbon

Tại tọa đàm, đại diện một doanh nghiệp dệt may cho biết đã đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời, điện áp mái, xử lý nước, tiết kiệm nước, giảm khí thải nhà kính… Nhờ vậy đã tiết kiệm được chi phí sản xuất, đem lại giá trị kinh tế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp này thắc mắc không biết làm sao để được cấp chứng nhận bảo vệ môi trường, chứng nhận giảm phát thải nhà kính. “Chúng tôi muốn đưa thông tin chứng nhận này lên sản phẩm nhằm tăng thêm tính cạnh tranh nhưng hiện vẫn chưa có quy định cụ thể về các vấn đề này”.

 Các hoạt động thiện nguyện cộng đồng cũng có thể kết hợp với doanh nghiệp sản xuất để quy đổi thành tín chỉ carbon.

Theo PGS. TS Nguyễn Đình Thọ, theo lộ trình, khi sàn giao dịch tín chỉ carbon được thành lập năm 2028, bất cứ người dân là chủ rừng hay doanh nghiệp có trồng rừng, góp phần bảo vệ diện tích rừng, cải thiện công nghệ để giảm khí phát thải nhà kính… có thể giao dịch mua bán tín chỉ. Nhưng để làm được điều này và trong khi chờ đợi thành lập sàn giao dịch tín chỉ carbon, người dân và doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ tư vấn của các đơn vị được Liêp hiệp quốc, Liên minh châu Âu công nhận. Có như vậy mới xây dựng được hệ thống kiểm kê khí nhà kính, giám sát phát thải nhà kính một cách minh bạch, chính xác theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong thời gian tới, Viện sẽ triển khai các dự án giảm khí phát thải nhà kính theo quy mô thế giới và toàn cầu, sẵn sàng đồng hành cùng các doanh nghiệp và người dân để doanh nghiệp có thể giao dịch, mua bán tín chỉ này.

Bạn trẻ Nguyễn Ngọc Ánh, người sáng lập Cộng đồng Xanh Việt Nam cho biết, hiện cộng đồng đang quy tụ gần 5.000 thanh thiếu niên tham gia hơn 1.000 chiến dịch dọn rác trên khắp Việt Nam. “Em thắc mắc là hoạt động này có được quy đổi thành tín chỉ carbon hay không và việc giao dịch sẽ được thực hiện như thế nào?”.

Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Võ Trường An cho rằng, các dự án thiện nguyện cho cộng đồng cũng có thể được quy đổi ra tín chỉ carbon bằng cách kết hợp cùng doanh nghiệp để tái chế thành vật liệu xây dựng, đồ gia dụng… Nhưng để làm được vấn đề này, cần lưu ý 2 vấn đề là pháp lý, quyền sở hữu tín chỉ carbon và kinh phí để thực hiện. “Nếu quy đổi ra tín chỉ carbon nhằm mục đích thương mại, các tổ chức thiện nguyện sẽ cần nguồn lực kinh tế, nguồn lực chi phí công nghệ khá lớn để thực hiện. Nhưng nếu chỉ thực hiện để duy trì hoạt động của cộng đồng thì các đội nhóm thiện nguyện có thể liên hệ với doanh nghiệp có nhu cầu để triển khai và có lộ trình quy đổi”, ông An nói.

Ngọc Anh

相关文章

最新评论