您现在的位置是:88Point > World Cup

【ty so lyon】Lý do chọn doanh thu và lao động làm tiêu chí ưu đãi thuế cho DN nhỏ và siêu nhỏ?

88Point2025-01-10 15:54:51【World Cup】6人已围观

简介Chính sách thuế đối với phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địaBổ sung linh kiện ô tô được áp dụng thuế ty so lyon

bo tai chinh ly giai nguyen nhan chon doanh thu va lao dong lam tieu chi uu dai thue cho dn nho va sieu nhoChính sách thuế đối với phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địa
bo tai chinh ly giai nguyen nhan chon doanh thu va lao dong lam tieu chi uu dai thue cho dn nho va sieu nhoBổ sung linh kiện ô tô được áp dụng thuế 0% trong Biểu thuế nhập khẩu
bo tai chinh ly giai nguyen nhan chon doanh thu va lao dong lam tieu chi uu dai thue cho dn nho va sieu nhoGiảm thuế Thu nhập doanh nghiệp để nuôi dưỡng nguồn thu
bo tai chinh ly giai nguyen nhan chon doanh thu va lao dong lam tieu chi uu dai thue cho dn nho va sieu nho
Bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Những ưu đãi dành cho DNNVV đã được quy định trong Luật Hỗ trợ DNNVV. Vậy tại sao Bộ Tài chính phải đề xuất Nghị quyết này, thưa bà?

Năm 2016, để triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN, Bộ Tài chính đã xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN nói chung và DNNVV nói riêng.

Năm 2017, Bộ Tài chính đã xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung 6 luật về thuế, trong đó tổng hợp nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho DN. Dự thảo này đã được Bộ Tài chính gửi xin ý kiến rộng rãi các bộ, ngành nhưng sau đó Chính phủ đã chỉ đạo không làm Luật này mà tách ra, ưu tiên sửa 3 luật trước là Luật thuế TNDN, Luật thuế TTĐB và Luật thuế GTGT. Dự Luật này đến nay vẫn chưa đưa và Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội.

Vấn đề đặt ra là Luật Hỗ trợ DNNVV có hiệu lực từ 1/1/2018 đã có quy định ưu đãi thuế cho các đối tượng DN này nhưng mức thuế suất ưu đãi được quy định trong các Luật thuế cụ thể. Chính vì vậy, để các DN được hưởng thuế suất ưu đãi mà phải chờ sửa các Luật thuế theo đúng quy trình thì sẽ không đảm bảo lộ trình ưu đãi của Luật Hỗ trợ DNNVV.

Thưa bà, vì sao trong Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017, tiêu chí phân chia đối tượng DN rất đa dạng, bao gồm cả tổng doanh thu, số lượng lao động, số vốn cũng như ngành nghề, lĩnh vực? Vì sao Bộ Tài chính lại lựa chọn tổng doanh thu kết hợp với số lượng lao động mà không xét đến các tiêu chí khác để DN được hưởng ưu đãi thuế TNDN?

Theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Hỗ trợ DNNVV thì tiêu chí DNNVV được kết hợp nhiều tiêu chí cả về tổng doanh thu, người lao động, vốn ngành nghề, lĩnh vực hoạt động,…

Tuy nhiên, việc sử dụng tiêu chí vốn hay phân biệt theo lĩnh vực, ngành nghề làm cơ sở xác định đối tượng DN được ưu đãi sẽ có bất cập. Đặt trong xu thế DN sản xuất, kinh doanh đa ngành đa lĩnh vực hiện nay thì tổng số vốn ghi trên bảng thống kê tài sản bao gồm cả vốn đăng ký và vốn vay không phải ánh đúng quy mô hoạt động của DN. Nói cách khác, vốn đăng ký kinh doanh của DN khác biệt rất lớn với số vốn DN đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Và trên thực tế, con số đó không có nhiều ý nghĩa cho công tác quản lý của Nhà nước đối với DN. Vì vậy, việc sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau theo từng ngành nghề, lĩnh vực ưu đãi sẽ tạo khó khăn cho cả việc thực hiện của DN cũng như công tác quản lý của cơ quan Thuế.

Trong khi đó, việc sử dụng tiêu chí doanh thu có ưu điểm là phản ánh thực chất tình hình sản xuất kinh doanh của DN. Đồng thời phù hợp với kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới.

Trước đây, trong giai đoạn 2008-2015 khi kinh tế suy thoái, Quốc hội cũng từng có Nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho nhóm DNNVV và những ưu đãi khi đó cũng được xác định căn cứ trên tiêu chí doanh thu và lao động.

Chính phủ đang có chủ trương hỗ trợ nhiều cho các DN startup. Vì sao không đưa đối tượng DN startup vào Nghị quyết ưu đãi lần này, thưa bà?

Chủ trương chung hiện nay thể hiện qua các quy định pháp luật cũng có ưu tiên các chính sách hỗ trợ cho DN startup. Tuy vậy, qua nghiên cứu, Bộ Tài chính thấy rằng, các DN startup hoạt động nhiều trong lĩnh vực công nghệ và thường có quy mô nhỏ.

Luật thuế TNDN hiện hành đã dành ưu đãi cao đối với DN lĩnh vực công nghệ cao rồi. Hơn nữa, với việc áp dụng dự thảo Nghị quyết này, các DNNVV được ưu đãi cũng được bao gồm cả các DN startup.

Dự kiến khi nào Nghị quyết này sẽ được áp dụng, thưa bà?

Theo quy trình được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trước tiên dự thảo Nghị quyết phải được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội đồng ý đưa vào chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của năm 2019.

Chúng tôi đang triển khai theo đúng quy trình đó để đưa vào chương trình. Dự kiến đến tháng 10/2019 mới có thể trình Quốc hội và nếu thuận lợi sẽ thông qua ngay tại kỳ họp này và có hiệu lực từ 1/1/2020.

Xin cảm ơn bà!

很赞哦!(11)