【dự đoán kết quả tỷ số】Ưu tiên đổi mới cơ chế quản lý đơn vị sự nghiệp công
Ưu tiên dành nguồn NSNN cho phát triển dịch vụ sự nghiệp công
Bộ Tài chính cho biết, đến năm 2010, đã có 24.965 đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính; trong đó có 795 đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên chiếm 3,1% tổng số đơn vị sự nghiệp, 10.019 đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, chiếm 40,2% tổng số đơn vị sự nghiệp và 14.151 đơn vị sự nghiệp công lập do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, chiếm 56,7%. |
Tái cấu trúc nền kinh tế đột phá trên 3 lĩnh vực, đó là tái cấu trúc đầu tư công, tái cấu trúc DNNN và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, vấn đề tái cấu trúc thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm, thị trường vốn và tăng cường khâu đột phá tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập cũng là những vấn đề quan trọng, sẽ được Bộ Tài chính thực hiện quyết liệt trong năm 2012.
Việc đổi mới công tác quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập là một trong những khâu đột phá trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2011- 2020 đã xác định.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, Nhà nước đã ban hành các chính sách nhằm từng bước đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; đồng thời xây dựng chính sách ưu đãi thu hút các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác tham gia cung cấp dịch vụ sự nghiệp công.
Cùng với việc đổi mới cơ chế chính sách, Nhà nước đã ưu tiên dành nguồn vốn cho phát triển cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công. Theo thống kê, trong lĩnh vực y tế giai đoạn 2001 - 2010, tổng nguồn vốn dành cho lĩnh vực y tế đạt 280.705 tỷ đồng, chiếm 2,7% GDP. Lĩnh vực giáo dục, đào tạo giai đoạn 2001- 2010, tổng nguồn vốn dành cho giáo dục, đào tạo đạt là 603.870 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ trên 20% tổng chi NSNN từ năm 2008.
Các lĩnh vực sự nghiệp khác cũng đã bố trí tăng chi NSNN ở mức tối đa phù hợp với khả năng đảm bảo của NSNN, từng bước đáp ứng nhu cầu hoạt động của các lĩnh vực sự nghiệp công.
24.965 đơn vị được giao quyền tự chủ về tài chính
Bộ Tài chính cho biết, đến năm 2010, đã có 24.965 đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính; trong đó có 795 đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên chiếm 3,1% tổng số đơn vị sự nghiệp, 10.019 đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên chiếm 40,2% tổng số đơn vị sự nghiệp và 14.151 đơn vị sự nghiệp công lập do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động chiếm 56,7%.
Chủ yếu các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước đảm bảo một phần hoặc toàn bộ kinh phí hoạt động. Đối với cơ quan bộ, ngành trung ương, trong tổng số 740 đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính, có 207 đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên chiếm 28%, 461 đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên chiếm 62,3% và 72 đơn vị sự nghiệp công lập do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động chiếm 9,7%.
Đối với các cơ quan địa phương, trong tổng số 24.225 đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính, có 588 đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên chiếm 2,4%; 9.558 đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên chiếm 39,4% và 14.079 đơn vị sự nghiệp công lập do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động chiếm 58,2% .
Việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách đã từng bước giảm bớt sự can thiệp của cơ quan quản lý Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Tạo điều kiện cho đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính dân chủ, chủ động, sáng tạo của người lao động; Tạo quyền tự chủ, chủ động cho đơn vị trong việc quản lý chi tiêu tài chính.
Nhờ đó, thu nhập của người lao động từng bước được cải thiện. Theo báo cáo của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, thu nhập của người lao động trong các đơn vị sự nghiệp đã từng bước được cải thiện, bình quân thu nhập tăng thêm của các đơn vị sự nghiệp công lập khoảng từ 1 đến đến 2 lần tiền lương cơ bản.
Sẽ có Ban chỉ đạo Nhà nước đổi mới cơ chế hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập
Thời gian tới, Nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong việc đầu tư cơ sở vật chất các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, đảm nhiệm vai trò cung cấp một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công có tính chất thiết yếu; đồng thời thực hiện đồng bộ các chính sách thúc đẩy xã hội hóa nhằm thu hút tối đa nguồn lực của xã hội (bao gồm cả đầu tư nước ngoài) tham gia phát triển các dịch vụ sự nghiệp công đặt dưới sự giám sát và quản lý của Nhà nước.
Cùng với đó, Nhà nước đảm bảo kinh phí để các đối tượng chính sách, gia đình có công và người nghèo được thụ hưởng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu.
Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả, đồng bộ các cơ chế chính sách về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hoá một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công.
Ngoài ra, để hoàn thiện thể chế bảo đảm đồng bộ về các chính sách nhằm thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công, cùng sự nỗ lực phối hợp của các bộ, ngành quản lý lĩnh vực sự nghiệp công, dự kiến ngay trong quý II-2012, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp, đánh giá tình hình triển khai thực hiện chính sách đấu thầu, đặt hàng giao nhiệm vụ cung cấp một số dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN theo quy định tại Quyết định 39/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở đó đề xuất nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
Ngoài ra, trong năm 2012 sẽ xây dựng phương án về đổi mới cơ chế hỗ trợ từ NSNN cho các đơn vị sự nghiệp công lập; tiếp tục tăng dần đầu tư từ NSNN đối với các hoạt động sự nghiệp công trên cơ sở thực hiện cơ chế Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ đối với các đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.
Minh Anh