【trận ac milan hôm nay】Gỡ vướng thủ tục hải quan đối với tàu khách du lịch
Hiện nay,ỡvướngthủtụchảiquanđốivớitàukháchdulịtrận ac milan hôm nay để đảm thực hiện thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa phương tiện và hành khách XNC du lịch bằng đường biển, Cục Hải quan TP.HCM phối hợp với Công ty TNHH một thành viên cảng Sài Gòn xây dựng nhà ga hành khách tại cảng nhà Rồng và bố trí máy soi hành lý để làm thủ tục cho hành khách XNC được chu đáo, văn minh, lịch sự.
Tuy nhiên, do độ tĩnh không của cầu Phú Mỹ bị giới hạn, không cho phép tàu có độ cao trên 43m, dài trên 200m qua sông, vì vậy có một số tàu du lịch không thể cặp cảng Nhà Rồng mà phải cập vào các cảng Hiệp Phước, Phú Hữu, cảng dầu thực vật.
Hiện nay, các cảng này và kể cả cảng Nhà Rồng đều không có chức năng đón tàu khách du lịch theo Giấy phép của Cục Hàng hải được quy định tại Nghị định 21/2012/NĐ-CP ngày 21-3-2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải.
Cục Hải quan TP.HCM đã làm việc với Cảng vụ Hàng hải TP.HCM đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh cảng bổ sung chức năng đón tàu khách du lịch theo giấy phép của Cục Hàng hải.
Trong thời gian chờ bổ sung giấy phép vẫn có các tàu du lịch được Cảng vụ Hàng hải TP.HCM cho phép cặp các cảng kể trên. Do các cảng này thuộc địa bàn hoạt động của hải quan, nên các chi cục hải quan nơi đây đã thực hiện thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa phương tiện và hành khách XNC du lịch bằng đường biển theo quy định tại Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10-9-2013 của Bộ Tài chính.
Một số hạn chế, cảng hành khách du lịch bằng tàu biển nằm trong khu vực cảng Nhà Rồng- Khánh Hội, không có tường rào ngăn cách với khu vực khai thác hàng hóa. Trong cảng có nhiều lực lượng là nhân viên, công nhân làm việc nên công tác kiểm soát, chống buôn lậu rất khó khăn.
Bên cạnh đó, mặc dù TP.HCM đã có quy hoạch và kế hoạch phát triển cảng du lịch nhưng hiện nay tại nơi tiếp nhận và thủ tục cho hành khách không có mái che, hình thức tạm bợ, sơ sài, chưa xứng tầm của một cảng du lịch, chưa đáp ứng về quy mô, chất lượng chất vụ phục vụ khách du lịch quốc tế…
Mặc dù vậy, trong thời gian qua, Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 2 đã phối hợp tốt với các đơn vị có liên quan, như: các đại lí vận tải, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, cảng vụ, Biên phòng, kiểm dịch để hướng dẫn thủ tục, phát mẫu tờ khai trước cho các đơn vị này để hỗ trợ tốt nhất cho hành khách, chủ phương tiện trong việc thông quan thuận lợi, nhanh chóng…
Từ thực tế trên, Cục Hải quan TP.HCM cho rằng, việc cho phép các tàu khách du lịch cập cảng TP.HCM mà các cảng này đều chưa có chức năng đón tàu khách du lịch theo giấy phép của Cục Hàng hải thuộc trách nhiệm của Cảng vụ Hàng hải TP.HCM được quy định tại Nghị định 21/2012/NĐ-CP ngày 21-3-2012 của Chính phủ quản lý cảng biển và luồng hàng hải.
Tuy nhiên, để tránh bị động về công tác tổ chức và phối hợp trong việc kiểm tra, giám sát làm thủ tục cho khách XNC, Cục Hải quan TP.HCM kiến nghị, khi có quyết định của Giám đốc cảng vụ hàng hải chỉ định vị trí neo đậu cho tàu thuyền trong vùng nước cảng biển, doanh nghiệp kinh doanh cảng xuất trình văn bản này kèm theo công văn đề nghị bố trí lực lượng hải quan để chi cục hải quan nơi có tàu neo đậu thực hiện thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện và hành khách xuất nhập cảnh du lịch bằng đường biển theo quy định.
Bên cạnh đó, Cục Hải quan TP.HCM cũng đề nghị Tổng cục Hải quan xem xét có văn bản kiến nghị Cục Hàng hải về việc yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh cảng thực hiện thủ tục bổ sung chức năng đón tàu khách du lịch theo quy định tại Nghị định 21/2012/NĐ-CP ngày 21-3-2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải. Đồng thời, kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải, UBND thành phố có tàu khách du lịch thường xuyên cặp cảng xây dựng cảng chuyên dùng cho tàu khách du lịch, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật để cơ quan Hải quan thực hiện thủ tục hải quan, giám sát hải quan được văn minh lịch sự, chu đáo.