【soi kèo girona vs】Liệu UAV sát thủ tự động có được triển khai trên vùng chiến sự Ukraine?
AP dẫn lời các chuyên gia phân tích quân sự và nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) nhận định,ệuUAVsátthủtựđộngcóđượctriểnkhaitrênvùngchiếnsựsoi kèo girona vs chiến sự càng kéo dài thì càng có nhiều khả năng máy bay không người lái (UAV) sẽ được sử dụng để xác định, lựa chọn và tấn công mục tiêu mà không cần tới sự trợ giúp của con người.
Ukraine đã có UAV tấn công bán tự động và vũ khí chống UAV được trang bị AI. Nga cũng tuyên bố sở hữu vũ khí AI, dù tuyên bố này chưa được kiểm chứng. Nhưng cho tới nay, chưa có quốc gia nào đưa vào chiến đấu những robot sát thủ hoàn toàn tự động này.
Song theo các chuyên gia, việc Nga hoặc Ukraine, hoặc cả hai triển khai những UAV trang bị AI chỉ còn là vấn đề thời gian.
Ông Zachary Kallenborn, nhà phân tích tại Đại học George Mason, cho biết: “Nhiều nước đang phát triển công nghệ này. Rõ ràng, nó không hề khó”.
Bộ trưởng Chuyển đổi số của Ukraine, ông Mykhailo Fedorov từng nhấn mạnh các UAV sát thủ hoàn toàn tự động là “bước tiếp theo hợp lý và không thể tránh khỏi” trong quá trình phát triển vũ khí. Ông cũng cho biết Ukraine đã và đang thực hiện “rất nhiều hoạt động nghiên cứu và phát triển theo hướng này”.
“Tôi cho rằng tiềm năng cho loại vũ khí này là rất lớn trong vòng 6 tháng tới”, ông Fedorov chia sẻ trong cuộc phỏng vấn gần đây với AP.
Trung tá người Ukraine Yaroslav Honchar, nhà đồng sáng lập tổ chức phi lợi nhuận đổi mới UAV chiến đấu Aerorozvidka, cho rằng các binh sĩ sẽ không thể xử lý thông tin và đưa ra quyết định nhanh như máy móc.
Quân đội Ukraine hiện cấm sử dụng vũ khí sát thương hoạt động hoàn toàn độc lập, nhưng điều đó có thể thay đổi trong tương lai, theo ông Honchar.
Các nhà sản xuất phương Tây cho biết Ukraine có thể chế tạo UAV bán tự động được trang bị vũ khí hoàn toàn độc lập để nâng cao khả năng tồn tại trên chiến trường khi bị gây nhiễu. Trong số này có UAV Switchblade 600 do Mỹ sản xuất và Warmate của Ba Lan. Nhưng hai loại UAV này vẫn cần con người chọn mục tiêu qua nguồn cấp dữ liệu video trực tiếp. Còn UAV trang bị AI lại tự động chọn mục tiêu để tấn công. Những UAV trang bị AI về mặt kỹ thuật được gọi là "đạn dược lảng vảng" bay lơ lửng phía trên mục tiêu trong vài phút và chờ tiêu diệt sạch.
Trên thực tế, UAV trang bị AI được dùng trong chiến đấu đã từng xảy ra. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, các UAV Kargu-2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất với tính năng hoàn toàn tự động đã tiêu diệt nhiều binh sĩ trong cuộc chiến ở Libya vào năm 2020.
Tuy nhiên, phát ngôn viên của STM, nhà sản xuất UAV Kargu-2, khẳng định báo cáo trên dựa theo “thông tin suy đoán và chưa được kiểm chứng”. Người này nhấn mạnh UAV Kargu-2 không thể tấn công mục tiêu, nếu như người điều khiển không đặt lệnh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin từng nói vào năm 2017 rằng bất cứ ai thống trị công nghệ AI sẽ thống trị thế giới. Trong bài phát biểu gần đây, ông bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng tích hợp AI vào các cỗ máy chiến tranh của ngành công nghiệp vũ khí Nga, đồng thời nhấn mạnh “các hệ thống vũ khí hiệu quả nhất là những hệ thống hoạt động nhanh chóng và thực tế ở chế độ tự động”.
Trong khi đó, các quan chức Nga tuyên bố UAV Lancet do nước này sản xuất có thể hoạt động hoàn toàn tự động.
Ông Gregory C. Allen, cựu Giám đốc chiến lược và chính sách tại Trung tâm Trí tuệ nhân tạo chung của Lầu Năm Góc, cho biết: “Không dễ gì biết được liệu Nga có vượt qua ranh giới này hay không và khi nào”.
Các nhà khoa học cũng lo lắng các vũ khí trang bị AI sẽ bị lực lượng khủng bố tái sử dụng và dẫn tới hậu quả khôn lường.
Ông Allen cho biết đến nay, Lầu Năm Góc vẫn chưa xác định rõ ràng “một loại vũ khí tự động tích hợp AI”, cũng như chưa cho phép quân đội Mỹ sử dụng loại vũ khí này.