Bộ Tài chính cho biết: Việc công khai thông tin về nợ công hiện nay thực hiện theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH và Nghị định số 79/2010/Đ-CP của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công.
Theầntiếpcậnthônglệquốctếvềcôngkhainợcôkết quả bóng đá u20 mexicoo đó, thông tin về nợ công được công khai bao gồm tổng số dư nợ, cơ cấu nợ trong nước, nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương, số liệu vốn vay thực nhận và trả nợ hàng năm, các chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia.
Việc cung cấp thông tin về nợ công thông qua hình thức phát hành Bản tin về nợ công thực hiện định kỳ 6 tháng một lần bằng tiếng Việt và được dịch ra tiếng Anh dưới dạng ấn phẩm và dữ liệu trên trang điện tử của Bộ Tài chính.
Thực hiện các quy định nêu trên, trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã triển khai tổ chức việc thu thập thông tin, báo cáo và công khai cung cấp thông tin về nợ công thông qua việc xuất bản Bản tin nợ công số 01, 02, 03 và 04, đồng thời đăng tải trên trang điện tử của Bộ Tài chính.
Bên cạnh việc xuất bản Bản tin nợ công định kỳ, các thông tin về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu Chính quyền địa phương tại thị trường trong nước đều được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội về chi tiết khối lượng, lãi suất và kỳ hạn phát hành, đồng thời trái phiếu phát hành được đăng ký, lưu ký và giao dịch tập trung trên thị trường trái phiếu Chính phủ tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Ngoài ra, để phục vụ công tác giám sát của Quốc hội và điều hành của Chính phủ, Bộ Tài chính đã có các báo cáo chuyên đề về tình hình nợ công. Từ đầu kỳ họp Quốc hội khóa XIII cho đến nay, Bộ Tài chính đã thay mặt Chính phủ có các báo cáo Quốc hội về sử dụng vốn vay, quản lý nợ công.
Định kỳ hàng năm, Bộ Tài chính thực hiện báo cáo về kế hoạch vay trả nợ Chính phủ, các chỉ tiêu giám sát nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công hoặc theo yêu cầu đột xuất của Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có liên quan.
Việc công khai thông tin về nợ công theo quy định hiện hành đã tiếp cận dần với thông lệ quốc tế, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đảm bảo thực hiện cam kết của Việt Nam về cung cấp và phổ biến số liệu chung với các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên như Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới và ASEAN.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, do phạm vi nợ công rộng, quản lý nợ công phân tán, việc cung cấp số liệu về vay, trả nợ của một số Bộ ngành, địa phương, chủ dự án và đơn vị sử dụng vốn còn chậm dẫn tới việc công khai thông tin nợ công chưa kịp thời.
Để khắc phục tình trạng trên, tại Chỉ thị số 02/CT-TTg về tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp, trao đổi và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đảm bảo kịp thời công khai thông tin về nợ công.
Theo công bố mới nhất của Bộ Tài chính, đến ngày 31-12-2015, nợ công ở mức 62,2%GDP, nợ Chính phủ ở mức 50,3% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 43,1%GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ ở mức 16,1% tổng thu ngân sách Nhà nước. |