【botev vratsa】Hiệp định TPP với Việt Nam: Từ phê chuẩn tới thực hiện

Trong 2 ngày 4- 5/3,ệpđịnhTPPvớiViệtNamTừphchuẩntớithựchiệbotev vratsa tại tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội phối hợp với Dự án Quản trị Nhà nước nhằm Tăng trưởng Toàn diện của Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID GIG) tổ chức Hội nghị “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP) với Việt Nam- Từ phê chuẩn tới thực hiện”. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng tới dự và phát biểu khai mạc Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có: Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu; Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng; Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius; hơn 150 đại biểu là thành viên của các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố; đại diện tổ chức USAID GIG cùng nhiều chuyên gia kinh tế của Việt Nam và quốc tế.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm thực hiện các cam kết Việt Nam khi tham gia TPP

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóngkhẳng định, Hiệp định TPP mà Việt Nam tham gia sẽ đem lại những thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam trong việc mở rộng thị trường, tăng cường giao lưu thương mại giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và các đối tác hàng đầu trong khu vực và trên thế giới, tiếp tục góp phần thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu tại Hội nghị

Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhận định, bên cạnh những thuận lợi, việc gia nhập TPP cũng tạo ra không ít khó khăn, thách thức để Việt Nam tham gia được vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, để nâng cao tính hiệu quả, năng lực công nghệ đạt được những chuẩn mực cao hơn trong quản trị doanh nghiệp, nhất là năng lực sản xuất, cạnh tranh các sản phẩm mà Việt Nam có năng lực sản xuất, phát triển các dịch vụ, các ngành phụ trợ, cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển nguồn nhân lực, giúp người lao động có việc làm, bảo vệ quyền lợi của người lao động, của Nhà nước, của doanh nghiệp, phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển sản phẩm nông nghiệp phấn đấu có nền nông nghiệp sạch.

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh, với việc chuẩn bị phê chuẩn các Điều ước quốc tế, trong đó có Hiệp định TPP, Quốc hội Việt Nam có trách nhiệm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm thực hiện các cam kết của Việt Nam khi tham gia TPP; đồng thời, nâng cao hơn nữa hiệu quả, hiệu lực công tác giám sát tối cao của Quốc hội đối với việc này.

Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng cho rằng, việc nâng cao nhận thức của đại biểu Quốc hội, nhận rõ thuận lợi, thách thức khi tham gia TPP là một sự chuẩn bị cần thiết, đồng thời cần sự chia sẻ kinh nghiệm của các nước để bảo đảm triển khai thực hiện Hiệp định TPP có hiệu quả. Những khuyến nghị chính sách của Hội nghị này có ý nghĩa quan trọng với Quốc hội Việt Nam trong khi chuẩn bị phê chuẩn TPP trong thời gian tới. 

Phát biểu tại hội nghị, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osiuschúc mừng Việt Nam đã cùng các nước đối tác hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái bình dương (TPP) vào cuối năm ngoái, và ký Hiệp định này vào tháng trước tại New Zealand. Đại sứ Osius cho rằng, đây là một thành tựu rất quan trọng, và sẽ định hình tương lai của Việt Nam và tương lai của quan hệ Hoa Kỳ- Việt Nam trong nhiều thập kỷ tới.

Việt Nam cần sớm thực hiện các bước để chuẩn bị đưa Hiệp định TPP vào thực thi

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius đánh giá, khi Việt Nam phê chuẩn hiệp định TPP, tiếp sau đó, quá trình thực hiện khó khăn sẽ bắt đầu. Các cơ quan của Quốc hội sẽ bận rộn với việc soạn thảo các đạo luật mới và sửa đổi những luật cũ. Cùng với đó, lực lượng lao động của Việt Nam cần được đào tạo và trang bị những kỹ năng mới nhất để tận dụng những cơ hội kinh tế tương lai.

Đại sứ Ted Osius: Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong quá trình nghiên cứu và thực hiện Hiệp định

Đại sứ Ted Osius cho rằng, Việt Nam cần cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại quy mô lớn hơn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể cần hỗ trợ để nâng cao khả năng cạnh tranh; Cần thúc đẩy đổi mới và quan hệ đối tác với khu vực tư nhân nhằm xây dựng môi trường kinh doanh và giúp các doanh nghiệp kết nối Việt Nam với các chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo Đại sứ Osius, việc đưa một hiệp định thương mại phức tạp nhất với những tiêu chuẩn quốc tế cao nhất vào thực tiễn sẽ là một công việc khó khăn và mệt mỏi. Nhưng việc làm này cần thiết để bảo đảm Việt Nam nhận được những lợi ích to lớn từ TPP.

Đại sứ Ted Osius khuyến nghị Việt Nam nên đi nhanh hơn và tốt hơn hết là bắt đầu công việc sớm hơn dự định. Nhấn mạnh quan hệ đối tác giữa 12 quốc gia và quan hệ đối tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, Đại sứ Ted Osius nhấn mạnh quan hệ đối tác sẽ hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; đồng thời tự hào khẳng định rằng, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong quá trình nghiên cứu và thực hiện hiệp định, và cả sau khi hiệp định có hiệu lực.

Đại sứ Hoa kỳ khẳng định, Hoa kỳ sẽ luôn có mặt, là đối tác, là bạn đồng hành giúp Việt Nam tiếp tục hiện đại hóa nền kinh tế và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàngcho biết, Hiệp định TPP dự kiến sẽ tạo ra các cơ hội đáng kể cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các cơ hội này chỉ thực sự được hiện thực hóa nếu ta có được các bước chuẩn bị chủ động và tích cực để có thể thiết lập các điều kiện cần thiết cho quá trình hội nhập ở giai đoạn mới cao hơn và vượt qua các thách thức cũng như tác động bất lợi khi tiến hành mở cửa, chấp nhận các tiêu chuẩn cao trong TPP.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Việt Nam cần sớm thực hiện các bước để chuẩn bị đưa Hiệp định TPP vào thực thi

Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, là nước có trình độ phát triển thấp nhất trong TPP, Việt Nam cần sớm thực hiện các bước để chuẩn bị đưa Hiệp định TPP vào thực thi, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Sẽ không thể hiện thực hóa các lợi ích nếu không có được quyết định phê chuẩn của Quốc hội. Việc Quốc hội sớm phê chuẩn Hiệp định TPP sẽ là bước đi quan trọng để thúc đẩy quá trình chuẩn bị, đề ra lộ trình với những bước đi chi tiết cho việc điều chỉnh pháp luật, tổ chức lại bộ máy, xây dựng các thiết chế cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh và thực hiện nghiêm túc các cam kết của nước ta trong TPP.

Trong hai ngày diễn ra Hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận về các tác động của Hiệp định TPP đối với Việt Nam trong một số lĩnh vực cụ thể, phân tích những thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia vào TPP. Đây là dịp để các một số đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp phát biểu về những tồn tại, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam sau khi TPP có hiệu lực.

Bên cạnh đó, các diễn giả của Hội nghị cũng trình bày về một số vấn đề liên quan đến khía cạnh pháp luật, khung thể chế đối với Việt Nam khi xem xét phê chuẩn Hiệp định TPP; tham khảo về tiến trình và triển vọng phê chuẩn Hiệp định TPP của Hoa Kỳ và một số nước thành viên. 

Với tinh thần thảo luận sôi nổi và thẳng thắn, Hội nghị đã cung cấp cho các đại biểu Quốc hội những thông tin cập nhật, toàn diện về nội dung của Hiệp định TPP và một số cam kết của Việt Nam; giúp sớm hoàn thiện thể chế và thực thi Hiệp định TPP tại Việt Nam.

Theo Đặng Mai/quochoi.vn