Giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành. Ảnh: TTXVN |
Đại biểu Quốc hội “tha thiết” đề nghị tách giải phóng mặt bằng thành dự ánđộc lập
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Chính phủ Dự thảo Đề án thí điểm tách bồi thường,Đềxuấtthíđiểmtáchgiảiphóngmặtbằngrakhỏidựánđầutưbang xep hang vdqg y hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc xây dựng Đề án sẽ tạo điều kiện triển khai công tác giải phóng mặt bằng ngay sau khi phê duyệt chủ trương đầu tư đối với các dự án có phạm vi sử dụng đất rõ ràng, rút ngắn thời gian hoàn thiện dự án, giảm chi phí giải phóng mặt bằng có thể phát sinh thêm sau khi dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, hạn chế việc điều chỉnh dự án.
Việc này cũng sẽ tạo điều kiện đẩy nhanh xây dựng khu tái định cư, cho phép đi trước một bước so với việc thực hiện xây dựng, lắp đặt … dự án tổng thể.
Đồng thời, phân định, làm rõ trách nhiệm của từng cấp liên quan trong việc giải phóng mặt bằng của dự án, xác định đúng chủ thể liên quan trong việc áp dụng các chế tài xử lý, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, linh hoạt của các ngành, các cấp.
Thêm vào đó, khi công tác giải phóng mặt bằng được tách thành dự án độc lập, không tính vào thời gian thực hiện dự án, thì sẽ tạo thêm thời gian, giảm bớt áp lực về tiến độ thực hiện cho các khâu đấu thầu, xây lắp…, qua đó gián tiếp nâng cao chất lượng công trình.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc tách giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư cũng sẽ giúp nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, tính khả thi của các dự án, bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế đối với các dự án ODA có yêu cầu mặt bằng sạch và các cam kết của địa phương trong đóng góp vốn ngân sách nhà nước do mình quản lý trong thực hiện dự án…
“Đây là những lợi ích rất quan trọng, đặc biệt trong hoàn cảnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 đã được phê duyệt, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án khởi công mới là rất cấp bách”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.
Thực tế, trong thời gian qua, nhiều địa phương cũng đã liên tục đề xuất việc tách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư. Khi Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng làm việc với các địa phương, đây là một trong những đề xuất được nhắc tới rất nhiều.
“Tôi tha thiết đề nghị Quốc hội và Chính phủ cho tách dự án giải phóng mặt bằng giao cho chính quyền địa phương làm chủ đầu tư đối với các dự án đi qua địa phương mình để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ, gắn với cơ chế phân công và xác định trách nhiệm của người đứng đầu một cách rõ ràng, minh bạch, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm”, đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) cũng vừa phát biểu như vậy trên nghị trường Quốc hội.
Theo ông Nguyễn Tạo, thực tế cho thấy, việc giải ngân vốn đầu tư công chậm được triển khai có nhiều lý do, trong đó có một lý do khách quan tồn tại kéo dài nhiều năm là công tác giải phóng mặt bằng.
Gỡ vướng mắc, thúc giải ngân đầu tư công
Trong Tờ trình được gửi lên Chính phủ báo cáo về Đề án thí điểm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã nhấn mạnh những vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng của các dự án đầu tư, bao gồm cả dự án đầu tư công lẫn dự án đầu tư sản xuất - kinh doanh.
Đặc biệt, với dự án đầu tư công và PPP, công tác giải phóng mặt bằng là “điểm nghẽn” đối với tiến độ thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công. Đồng thời, đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc đội vốn, tăng tổng mức đầu tư đối với nhiều dự án.
Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì hiện tại, pháp luật hiện hành đã cho phép tách công tác giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, dự án thành phần hoặc tiểu dự án để thực hiện đối với một số loại dự án.
Tuy nhiên, tồn tại, bất cập cũng vẫn còn. Chẳng hạn, với dự án đầu tư công, Luật Đầu tư công quy định, trong trường hợp cần thiết, với các dự án nhóm A, cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư quyết định việc tách công tác giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập.
Mặc dù vậy, lại chưa quy định cụ thể việc thực hiện giải phóng mặt bằng được tách riêng ra từ dự án tổng thể; chưa có cơ chế, chính sách để đảm bảo thực hiện riêng công tác giải phóng mặt bằng, chưa giải quyết được các điểm nghẽn trong các quy định cho phù hợp với yêu cầu phát triển.
Một ví dụ cụ thể, là ngay cả Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành dù đã được Quốc hội quyết nghị tách riêng từ Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, có đầy đủ các cơ chế, chính sách và nguồn vốn để triển khai nhưng vẫn gặp vướng mắc trong chính bản thân việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
Trong khi đó, các dự án nhóm B và C thì không được tách thành dự án độc lập và triển khai tại bước thực hiện dự án sau khi đã có quyết định đầu tư.
Đây chính là một trong những vướng mắc lớn nhất từ các địa phương. Bởi thực tế, khoảng thời gian giữa thời điểm dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư cho đến khi được phê duyệt quyết định đầu tư thường tốn nhiều thời gian và trải qua nhiều bước khác nhau gây phát sinh yếu tố làm tăng chi phí bồi thường…
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có rất nhiều bất cập xung quanh vấn đề này. Không chỉ với dự án đầu tư công, mà còn dự án PPP, dự án đầu tư sản xuất - kinh doanh. Và đó là một trong những lý do khiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất và xây dựng Đề án thí điểm.
Thông tin cho biết, Dự thảo Đề án đã đề xuất việc tách riêng việc hỗ trợ, bồi thường, tái định cư thành dự án độc lập đối với các dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án PPP khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tổng thể.
Dự thảo Đề án cũng đề xuất việc cho phép vốn ngân sách địa phương tham gia thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đối với dự án của bộ, cơ quan trung ương thực hiện trên địa bàn; cho phép tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia thực hiện giải phóng mặt bằng và hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng thuộc dự án PPP được vượt quá 50% tổng mức đầu tư dự án PPP trong trường hợp cần thiết, nhưng không quá 60%...
Đây là những đề xuất rất quan trọng.