【xêp hạng tây ban nha】Món mì Ý hiếm nhất thế giới
Hiếm bởi chỉ có ba người trên thế giới có thể làm ra món mì Ý mang tên su filindeu. Họ là những người thuộc gia đình Abraini ở thị trấn Nuoro,ếmnhấtthếgiớxêp hạng tây ban nha đảo Sardinia, Italia.
Món mì su filindeu hoàn thành với 256 sợi mỏng như sợi chỉ. Nguồn: BBC
Không ai nhớ tại sao những người phụ nữ ở Nuoro lại làm mì su filindeu, nhưng đã hơn 300 năm nay, công thức và kỹ thuật chỉ được truyền lại cho những phụ nữ của gia đình Abraini. Paola Abraini là một trong số họ. Phóng viên BBC đã đến thăm nhà của Paola và được biết trước đó đã có nhiều người đến đây vì món ăn đặc biệt này. Trong đó có những đầu bếp nổi tiếng và những người làm trong ngành sản xuất mì Ý. Những người đến từ hãng sản xuất từng đến với ý định làm loại mì này bằng máy nhưng thất bại.
“Mọi người đều nói tôi có công thức bí mật, nhưng bí mật đó ngay trước mắt các bạn, chính là đôi tay” - cô Paola chia sẻ với phóng viên. Quả thật, su filindeu được làm bằng cách kéo và gấp bột semolina (loại bột dùng làm mì Ý) thành 256 sợi đều tăm tắp trên các đầu ngón tay, cách làm rất khó và mất thời gian. Món này từng phục vụ cho những người hành hương đi bộ hoặc đi ngựa quãng đường dài 33km vào các ngày lễ. Vào tháng 10, cô Paola Abraini phải chuẩn bị đủ lượng mì phục vụ cho khoảng 1.500 người hành hương từ khắp nơi ở đảo Sardinia. Còn tháng 5, số lượng phải chuẩn bị tăng lên gấp 4 lần.
Nguyên liệu làm mì su filindeu đơn giản chỉ gồm bột semolina, nước và muối, nhưng theo Paola phải thật sự “hiểu” khối bột đang được nhào bằng tay, khi cần tăng độ ẩm nhúng tay vào nước thường, khi nào cần thêm độ đàn hồi cho bột thì nhúng tay qua nước muối. Nhưng để hiểu được như vậy cũng mất hàng năm trời. Khi bột đã chuẩn bị xong, đến phần khó nhất là kéo khối bột ra thành sợi sau đó gấp lại, cứ lặp đi lặp lại động tác này trong 8 lần, sợi bột mỏng dần mỏng dần sau mỗi lần gấp. 256 sợi mỏng như sợi chỉ được căn lên một cái khuôn, cứ thế 3 lớp được chồng lên nhau. Cuối cùng mang đi phơi nắng trong nhiều giờ, các lớp mì khô lại được chia thành nhiều miếng nhỏ và đóng gói, sẵn sàng mang lên chế biến.
Món ăn này trở nên hiếm bởi chỉ có ba người biết cách làm, ngoài Paola Abraini còn có người chị dâu và cháu gái của bà. Trong hai người con gái của Paola chỉ có một người biết kỹ thuật cơ bản làm mì nhưng lại không có sự đam mê và kiên nhẫn của mẹ. Bởi món ăn này đứng trước nguy cơ bị mai một do quá ít người biết cách làm, gia đình Abraini đã quyết định truyền lại cách làm cho những người ngoài gia tộc. Nhưng vấp phải khó khăn về tài chính khi không đủ tiền để mở một cơ sở dạy làm mì tại địa phương. Hiện nay, cô Paola nhận dạy các học viên tại nhà. Nhận mình có sứ mệnh truyền bá món ăn truyền thống này khắp nơi, vài năm gần đây Paola hợp tác với các nhà hàng trong khu vực cho mọi người có cơ hội nếm thử món ăn này. Cô còn được mời đến Rome để giới thiệu và hướng dẫn cách làm món mì độc đáo này trên truyền hình.
THIÊN NGỌC (theo BBC)