Theáchếthàngloạtnghinhiễmđộcnặngdânvẫnvớtmangbáinter miami đấu với houston dynamoo những tin tức mới nhất về vụ việc cá chết hàng loạt ở miền Trung, liên tục trong hai ngày 24 và 25/4, dọc bờ biển Quảng Bình cá bắt đầu chết trở lại. Theo người dân tại khu vực bãi tắm Đá Nhảy, thuộc thôn Đá Nhảy, xã Thanh Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình), hai ngày gần đây cá chết hàng loạt lại dạt vào bờ.
Số lượng tuy không nhiều như đợt cao điểm trước đó nhưng cá chết trắng nằm la liệt trên bãi biển. Phần lớn trong số này đều còn khá tươi chứ chưa thối rữa như đợt trước đó. Cá dạt vào bờ biển này cũng đủ loại và đủ kích cỡ.
Chiều 25/4, đơn vị bộ đội địa phương được huy động đi thu gom cá chết hàng loạt dạt vào bãi biển thôn Đá Nhảy. Ảnh Tuổi Trẻ
Chiều 25/4, cũng tại bãi tắm này, một đơn vị bộ đội địa phương được huy động để thu gom lượng cá chết mới dạt vào. Đơn vị này cho biết chỉ khoảng hơn một tiếng buổi chiều nhưng số cá thu gom được tại bãi này cũng hơn 1 tạ. Đơn vị này sau đó đã tiến hành chôn lấp cá dạt vào bờ để tránh ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, tại bãi biển này mấy ngày qua cũng xuất hiện một hiện tượng mới, đó là việc nhiều xe đông lạnh của thương lái đến tấp vào bãi tắm này mỗi ngày hai lần. Cuối mỗi buổi, ngư dân đi vớt cá ở gần bờ đưa vào bán trực tiếp cho những xe này. Những người dân sống quanh khu vực bãi biển cũng đi dọc bờ biển nhặt những con cá dạt vào đem lên bán cho những xe đông lạnh này. Giá mỗi ký cá này được thương lái mua đến trên 50.000 đồng.
Bà Cúc - một người dân địa phương - khoe: “Ngay cả chồng tui chiều qua thấy người ta xuống lượm cá lên nhập cũng đi theo. Rứa mà cũng kiếm được gần hai trăm ngàn”. Cũng theo bà Cúc, chỉ trong hai ngày trước đó, các xe đông lạnh đã mua từ bãi tắm này đến hàng tấn cá như thế.
Liên quan đến nghi vấn dân vẫn vớt cá chết hàng loạt nghi nghiễm độc nặng để bán cho thương lái, ngày 26/4, PV báo Giao thông có mặt tại bãi Đá Nhảy, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Tại đây câu chuyện vớt cá chết đem bán vẫn còn là đề tài nóng hổi được người dân bàn luận hết sức sôi nổi. Theo một số người dân địa phương, từ ngày 24/4 trở về trước đó 1 tuần, thấy cá chết hàng loạt, thương lái đánh xe về mua, người dân lũ lượt đổ xô ra biển vớt cá chết bán.
Bà Nhân, một chủ hàng nước ở bãi Đá Nhảy cho biết cách đây 2 hôm cá nổi nhiều, mọi người đổ ra đây vớt cá đông lắm. Cá đủ loại cứ nổi lập lờ. Chỉ cần mang vợt với xô ra vớt 1 lúc là được cả chục cân. Hôm đó bà Nhân cũng đã bỏ cả quán cùng chồng ra vớt cá. Có 1 buổi mà ông bà kiếm được 600 nghìn đồng.
Thấy cá chết hàng loạt, người dân đổ xô ra bãi Đá Nhảy vớt để bán lại cho thương lái. Ảnh Giao Thông
Theo bà Nhân, từ tuần trước, khi thấy cá chết nhiều, thương lái ở địa phương đã thuê cả xe đông lạnh về đậu sát bãi để thu mua của dân. Họ thu mua chủ yếu là cá đục, loại cá ngày thường có giá từ 120.000 – 150.000 đồng/kg, nhưng bữa nay họ cân đồng giá 40 – 50 nghìn đồng. Còn những con cá ươn họ cũng thu mua nhưng với giá 20 nghìn đồng/kg. Chỉ có cá chết thối phình bụng mới không mua.
Còn theo ông Thắng chồng bà Nhân, do đã luống tuổi lại không có dụng cụ nên khi đó chỉ vớt cá ở gần bờ, bán không được nhiều. "Chứ người có thuyền, có lưới họ đi ra xa xa chút kéo được nhiều lắm. Cá cả bầy luôn. Bán được cả mấy triệu bạc", ônh Thắng kể.
Về việc mua cá chết để làm gì, chở đi đâu thì người dân ở đây không biết rõ. Họ chỉ biết những người mua là một số hộ tư nhân ở thôn Lý Hòa (xã Hải Trạch) và thôn Thanh Khê (Thanh Trạch) thuê xe đông lạnh về đây thu gom. “Nghe đâu họ bảo Trung Quốc điện về dân vớt được bao nhiêu thì mua hết cho dân. Rồi có người nói chở đi Nha Trang, người nói chở đi Trung Quốc hay họ chở đi đâu chúng tôi cũng không rõ” – bà Nhân cho hay.
Ở khu vực Đá Nhảy, chính người dân ở đây lúc đầu cũng không biết, thấy cá chết dạt bờ còn tươi họ vẫn nhặt về ăn. Lúc thấy cá chết nhiều ăn không hết thì họ vớt, nhặt bán cho thương lái. “Ban đầu chúng tôi tưởng cá bị sóng đánh dạt nên còn nhặt cả con tươi về ăn. Mãi hôm qua thấy truyền hình về quay phim, bộ đội đi hốt cá chết đem chôn mới biết cá nhiễm độc. Sợ quá, giờ nỏ ai dám ăn cả” - bà Nhân kể.
Trao đổi với báo Tuổi Trẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Lào, chủ tịch UBND xã Thanh Trạch, xác nhận đúng là có việc mấy ngày qua trên địa bàn xã có một số xe đông lạnh của các doanh nghiệp đến trực tiếp tại các bãi biển thu mua cá của người dân. Ông Lào cũng nói những doanh nghiệp này thu mua cá của cả những ngư dân đi thuyền thúng ra gần bờ để vớt các loại cá đang lờ đờ, và cả những loại cá đã chết dạt vào bờ được người dân nhặt lên bán.
Trong khi đó, Bộ NNPTNT đã chỉ đạo phải tiêu hủy toàn bộ số cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung. Ảnh Tuổi Trẻ
Đáng chú ý, trước đó thông tin cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung có độc tố, nếu người dân ăn vào hoặc sử dụng để làm mắm sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe đã khiến dư luận hoang mang. Trong khi đó, ngư dân không thể bán được cá đánh bắt được ngoài khơi.
Trao đổi với báo VOV về vấn đề này, ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) khẳng định, người dân không nên lo lắng đến mức cực đoan “quay lưng” lại với cá biển và cần sử dụng cá có nguồn gốc rõ ràng.
Ông Phạm Tiến Dũng cho biết, thanh tra Bộ NNPTNT đã nhận được một số cuộc gọi từ đường dây nóng phản ánh tình trạng này, đề nghị Nhà nước cũng như các Bộ chuyên ngành có ý kiến kịp thời. Nếu dân không bán được cá, dùng cá đó để làm mắm thì sẽ rất là nguy hiểm. Bộ NNPTNT đã có văn bản chỉ đạo ngay đối với 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế là quyết liệt xử lý, chôn lấp, tiêu hủy cá chết; không cho phép sử dụng cá chết hàng loạt làm mắm.
>> Bị sét đánh trúng khi đi làm đồng, hai bố con bỗng sinh ly tử biệt
Minh Thùy (T/h)
Thảm án mẹ giết 2 con ở Hải Dương: Cháu bé sống sót giờ ra sao?