【bóng đá truc tuyến】Bất chấp khó khăn, Điện Biên vẫn vượt chỉ tiêu đào tạo nghề

Lao động thay đổi nhận thức trong học nghề

Là tỉnh miền núi phía Bắc còn gặp nhiều khó khăn nhưng với quyết tâm cao,ấtchấpkhókhănĐiệnBiênvẫnvượtchỉtiêuđàotạonghềbóng đá truc tuyến năm 2021 công tác đào tạo nghề cho lao động ở tỉnh Điện Biên đạt được nhiều kết quả tích cực. Lao động sau đào tạo nghề phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo.

Bất chấp khó khăn, Điện Biên vẫn vượt chỉ tiêu đào tạo nghề
Lao động ở Mường Lay (Điện Biên) được dạy nghề trồng cây ngắn ngày. Ảnh: Minh Anh

Gia đình bà Lò Thị Thoảng (bản Món Hà, xã Xuân Lao, huyện Mường Ảng) là một ví dụ. Sau khi tham gia khóa tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, phòng trị bệnh cho lợn, gia đình bà Thoảng mạnh dạn vay vốn, đầu tư xây chuồng trại, mua con giống. Có kiến thức, bà Thoảng áp dụng ngay vào sản xuất chăn nuôi nên đàn lợn nhà bà Thoảng sinh trưởng, phát triển tốt. Với 5 con lợn nái và 30 con lợn thịt, mỗi năm gia đình xuất bán trên 3 tấn lợn thịt và thu về cả trăm triệu đồng sau khi đã trừ chi phí.

Tương tự, anh Vừ Văn Sùng (xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé) cũng là người được hưởng lợi từ việc học nghề. Trước đây, gia đình anh Sùng tham gia chăn nuôi nhưng hiệu quả kinh tế thấp vì không có kiến thức. Từ năm 2015, anh Sùng được tham gia lớp dạy nghề chăn nuôi nên sau học nghề anh áp dụng ngay kiến thức vào sản xuất.

Kể từ đó tới nay, anh đã xây dựng được khu chăn nuôi lợn rộng cả héc ta chuồng trại được xây dựng khép kín để đảm bảo an toàn dịch bệnh và giúp cho vật nuôi phát triển khỏe mạnh. Tổng thu nhập gia đình anh đạt trên 100 triệu đồng/năm, sau khi đã trừ các chi phí đầu tư.

Bà Đỗ Thị Thủy - Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên huyện Mường Ảng cho biết, từ năm 2018 đến nay, trung tâm đã tổ chức 31 lớp dạy nghề, đào tạo nghề cho 830 lao động là người dân tộc thiểu số tại địa phương.

Bám sát nguyện vọng, nhu cầu người học và nhu cầu thị trường lao động, trung tâm tổ chức đào tạo chủ yếu các nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp, như: chăn nuôi phòng trị bệnh cho lợn, cho trâu bò và cho gia cầm; kỹ thuật sản xuất rau an toàn; trồng thâm canh cây ăn quả… Sau đào tạo, nhận thức của người nông dân được thay đổi, dần bỏ phương thức canh tác, chăn nuôi lạc hậu sang đầu tư theo khoa học. Hơn 80% số lao động sau đào tạo biết áp dụng kiến thức vào sản xuất, chăn nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho gia đình, địa phương.

Vượt chỉ tiêu đào tạo năm 2021

Dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19, nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề chậm được phân bổ, song nhờ sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền, tỉnh Điện Biên đã hoàn thành kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Tất cả các tổ chức, đoàn thể tỉnh Điện Biên đã vào cuộc tuyên truyền, hướng nghiệp nghề cho lao động nông thôn. Do đó, ngoài số lao động, học viên được đào tạo nghề tại 12 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (gồm 3 trường cao đẳng, 9 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện), còn có hàng nghìn lao động được Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ kinh phí tham gia các khóa đào tạo nghề ngắn hạn theo phương thức “cầm tay chỉ việc”.

Nhiều lãnh đạo các huyện biên giới như Mường Nhé, Nậm Pồ còn về các nhà máy, khu công nghiệp ở các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng lao động để chỉ đạo địa phương đào tạo nghề cho người lao động là đồng bào dân tộc thiểu số theo nhu cầu doanh nghiệp.

Thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tỉnh cho thấy, hết tháng 10/2021 Điện Biên đã hoàn thành chỉ tiêu tuyển mới giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho cả năm với tổng số 8.185 người được đào tạo. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục thực hiện mô hình liên kết đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, tăng cường trao đổi hợp tác với các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài tỉnh.

Ông Hoàng Văn Quyền - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Điện Biên cho biết, so với chỉ tiêu được giao đào tạo nghề (8.100 người), Điện Biên đã đạt 101,05% kế hoạch. So với năm 2020, kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn tăng 1,61%. Đó chính là nỗ lực chung của các cấp, các ngành và cá nhân người học.

Theo ông Quyền, kết quả lớn nhất trong hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn không phải là vượt kế hoạch đào tạo mà quan trọng hơn nhận thức của người học đã được thay đổi. Thay vì tới lớp chỉ đăng ký để được hỗ trợ tiền ăn, hỗ trợ sinh hoạt phí thì đến nay, lao động đã nhận thức rõ, tham gia học nghề để tạo việc làm, phát triển kinh tế, vươn lên xóa đói giảm nghèo.

Ông Quyền cũng thông tin, trong năm 2022, toàn tỉnh sẽ phấn đấu đào tạo nghề cho 8.500 người, trong đó tiếp tục thực hiện các giải pháp huy động sự tham gia của tất cả tổ chức đoàn thể. Dạy và học lấy người học làm trọng tâm, phấn đấu tỷ lệ lao động học xong có việc làm hoặc làm việc làm cũ nhưng thu nhập tăng cao đạt trên 90%.