Theácnhàmáyvaccinehoạtđộnghếtcôngsuấtđónnhucầutiêmnhắclạkết quả tỷ số bóng đá ngoại hạng anh hôm nayo nhật báo Le Figaro số ra gần đây, một cuộc cạnh tranh đang diễn ra âm thầm nhưng gay gắt giữa các các công ty sản xuất dược phẩm hàng đầu thế giới nhằm mở rộng thị phần tiêm chủng cho người lớn hoặc thanh thiếu niên, đồng thời chuẩn bị hàng phục vụ đợt tiêm nhắc lại lần ba ở các nước.
Để cung cấp vaccine cho các chiến dịch tiêm nhắc lại lần ba, bắt đầu được tiến hành ở một số quốc gia như Israel, Pháp, Hoa Kỳ... Pfizer đang "làm việc bằng hai."
Vaccine Comirnaty của hãng dược phẩm hàng đầu thế giới Pfizer đã nhận được giấy phép sản xuất bổ sung do Cơ quan Y tế Hoa Kỳ (FDA) cấp và tập đoàn hy vọng loại vaccine này sẽ giúp họ thuyết phục được những người ngại tiêm chủng.
Hãng dược phẩm hàng đầu thế giới này đã bắt đầu tuyển dụng một lực lượng chuyên bán sản phẩm này tại Hoa Kỳ, đồng thời mở rộng đội ngũ tiếp thị của mình.
Pfizer cũng đã lên kế hoạch giới thiệu sản phẩm trên truyền hình và phương tiện truyền thông xã hội, bằng các quảng cáo được cấp phép tại Hoa Kỳ.
Theo nhận định của Bộ Kinh tế Pháp, hiện đang “có một cuộc cạnh tranh thực sự giữa các hãng dược phẩm hàng đầu thế giới. Hãng nào cũng đang cố gắng chứng minh rằng các nghiên cứu vaccine của họ có khả năng bảo vệ lâu hơn và hiệu quả hơn trước các biến thể của virus SARS-CoV-2."
Hầu hết các nước phương Tây, dẫn đầu là Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ, đã gửi đơn đặt hàng vaccine từ hơn một năm trước. Hiện nay, các đơn hàng cho năm 2021 và một phần của năm 2022 đã được bảo đảm.
Đại diện bộ Kinh tế Pháp cho biết: “Ngay từ thời điểm đặt hàng, châu Âu đã tính đến khả năng phải thực hiện tiêm nhắc lại. Các hợp đồng đều đáp ứng được nhu cầu đa dạng hóa danh mục vaccine để tránh các vấn đề về nguồn cung ứng. Điều này giúp chúng tôi có thể linh hoạt trước mọi quyết định của các cơ quan y tế. Châu Âu hiện đã có đủ liều lượng vaccine cho việc tiêm nhắc lại".
Tháng 5/2021, EU đã mua thêm 1,8 tỷ liều vaccine Pfizer/BioNTech, được cung ứng từ nay đến năm 2023. Một tháng sau, EU cũng đã đặt hàng thêm 150 triệu liều vaccine bổ sung của Moderna.
Vào tháng 8/2021, công ty công nghệ sinh học Novavax của Mỹ đã thông qua việc bán 200 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của mình cho châu Âu trong thời gian tới. Ngoài ra, châu Âu cũng đang tiến hành các cuộc thương thảo về mua vaccine với công ty công nghệ sinh học Valneva (Pháp-Áo).
Để tránh tình trạng thiếu hụt vaccine giống năm ngoái, năm nay các nhà máy sản xuất đã hoạt động hết công suất.
Moderna đã nâng năng lực sản xuất của nhà máy Norwood (Massachusetts) lên 50% và tăng gấp đôi công suất của nhà máy Lonza ở Thụy Sỹ, nhằm hoàn thành mục tiêu cung cấp 1 tỷ liều vaccine trong năm nay và 3 tỷ liều vaccine vào năm 2022.
Với Pfizer, ngoài 9 nhà máy đang sản xuất, tập đoàn này sẽ bổ sung thêm hai xưởng sản xuất ở Scotland và Croatia vào cuối năm nay.
Mặt khác, nhà cung cấp dược phẩm khổng lồ này của Mỹ cũng tiếp tục xây dựng quan hệ đối tác với Eurofarma của Brazil hoặc Biovac của Nam Phi.
Pfizer/BioNTech đã cam kết cung cấp tới 3 tỷ liều vaccine trong năm nay và 4 tỷ liều vaccine vào năm 2022./.
Theo vietnamplus.vn