【nhận định bóng đá hôm nay kèo nhà cái】Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Phan Trung Lý nhấn mạnh cần tăng cường công tác giám sát. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Đề án tập trung vào việc tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày với 7 nội dung chính. Đó là các vấn đề: Hoạt động lập pháp, hoạt động giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, tổ chức các kỳ họp của Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), tiếp xúc cử tri và công tác bảo đảm phục vụ các hoạt động của Quốc hội.
Bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn
Về công tác lập pháp, UBTVQH nhấn mạnh, phát huy vai trò của các cơ quan trong xem xét, chuẩn bị dự kiến chương trình, trong đó cơ quan thẩm tra có trách nhiệm phải có ý kiến bằng văn bản đối với các đề xuất, kiến nghị về luật, các chính sách pháp luật và kiên quyết không đưa vào dự kiến chương trình các dự án luật không đủ điều kiện.
Đối với các báo cáo thẩm tra, cần tập trung phân tích, phản biện và đưa ra các kiến nghị thể hiện rõ chính kiến của mình về các chính sách được đề xuất trong dự án. Phải nêu rõ quan điểm tán thành, không tán thành, vấn đề cần bổ sung, hoàn chỉnh và lý do cụ thể. Đồng thời, đề xuất những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau trình Quốc hội xem xét, thảo luận.
UBTVQH cũng cho rằng, đối với những dự án do Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội chủ trì thẩm tra thì nội dung báo cáo thẩm tra cũng phải phản ánh ý kiến bằng văn bản của Uỷ ban Pháp luật về việc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất của dự án luật.
Bên cạnh đó, trong thời gian giữa hai kỳ họp, cần tăng cường tổ chức các hội nghị trực tuyến với sự tham gia của các vị đại biểu Quốc hội hoặc hội nghị trực tuyến các đại biểu Quốc hội chuyên trách để xin ý kiến về các dự án luật. Thành phần tham dự ngoài đại biểu Quốc hội có thể mời thêm các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý thuộc lĩnh vực của dự án.
Tại kỳ họp, chỉ bố trí thời gian thảo luận tổ đối với một số dự án còn có nhiều ý kiến khác nhau và thời gian phát biểu của đại biểu lần đầu không quá 7 phút, lần sau không quá 3 phút. Song song với đó là việc chống dàn trải trong báo cáo của các cơ quan bằng việc rút ngắn các báo cáo chỉ còn 15-20 phút để tăng thời gian thảo luận cho các đại biểu.
Một trong những điểm mới được đông đảo cử tri quan tâm đối với hoạt động giám sát được đề xuất trong Đề án là tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Kết quả bỏ phiếu được công bố công khai. Giao UBTVQH xây dựng Quy chế quy định cụ thể đối tượng, quy trình, thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm và việc xử lý kết quả bỏ phiếu tín nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 4 vào cuối năm 2012.
Đại biểu Quốc hội phải thâm nhập đời sống
Thẩm tra của Uỷ ban Pháp luật tán thành với các nội dung được nêu trong Đề án cũng như dự thảo Nghị quyết và cho rằng, những phân tích, đánh giá về tình hình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong những năm qua là có cơ sở.
Tuy nhiên, Báo cáo thẩm tra cũng đã chỉ ra những tồn tại cần khắc phục trong Đề án. Đó là, Đề án cần phân tích, đánh giá sâu đậm hơn về những mặt làm được, chưa làm được, đặc biệt là phải nêu bật được những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân cản trở việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Trong công tác xây dựng vẫn còn tình trạng việc thực hiện các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa nghiêm, một số cơ quan, cán bộ, công chức có trách nhiệm chưa dành nhiều thời gian, chưa đề cao tinh thần trách nhiệm trong việc soạn thảo, chỉnh lý các dự án luật, pháp lệnh. Tính khả thi của một số luật, pháp lệnh đã được ban hành chưa cao nên phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần.
Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý, công tác giám sát trong những năm qua đã có nhiều cố gắng, nhưng chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn. Một số cơ quan chịu sự giám sát, cũng như một số chủ thể tham gia vào hoạt động giám sát chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, như việc thực hiện kiến nghị giám sát, theo dõi thực hiện kiến nghị, kết luận giám sát…
Nhằm tập trung nâng cap chất lượng, đối với một số dự luật, đề án quan trọng sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến các đại biểu Quốc hội chuyên trách. Đây là việc làm được khá nhiều đại biểu và cử tri đánh giá cao khi Quốc hội khoá XI đã từng tổ chức những hội nghị như vậy, qua đó tạo không khí hoạt động thường xuyên của các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội trước những vấn đề bức xúc của đất nước.
Về hoạt động tiếp xúc cử tri để tăng cường mối liên hệ giữa đại biểu và cử tri, Đề án xác định đại biểu phải “thâm nhập đời sống nhân dân, nắm bắt, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri địa bàn ứng cử”. Tăng cường tiếp xúc trực tiếp; phân định trách nhiệm giải quyết kiến nghị của từng cấp, từng cơ quan, tổ chức; tiếp nhận, xử lý các kiến nghị hoặc kịp thời chuyển các kiến nghị đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết; thông báo công khai, kịp thời kết quả tiếp xúc cử tri trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương.
Có kế hoạch theo dõi, giám sát việc giải quyết kiến nghị và thông báo kết quả giải quyết đến cử tri, bảo đảm để mọi kiến nghị của cử tri dù được giải quyết hay chưa được giải quyết đều được trả lời công khai, đúng thời hạn luật định.
Nguồn: Chinhphu.vn