【soi cầu bóng đá hôm nay】Phá dỡ tàu cũ: Việt Nam có thể nhận rác có phóng xạ
GS. TS Ngô Cân,ádỡtàucũViệtNamcóthểnhậnráccóphóngxạsoi cầu bóng đá hôm nay nguyên Viện trưởng Viện KHCN Tàu Thủy đã nhận định:"Cứ nói phá dỡ tàu cũ mang lại siêu lợi nhuận, đó là chỉ dành cho một nhóm người nhưng hậu quả mà xã hội phải gánh là rất nghiêm trọng'. Sở dĩ nói điều này là vì TS Ngô Cân cho rằng những năm 1990 có rất nhiều cơ sở tham gia phá dỡ tàu cũ nhưng đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nên mới có chuyện cấm. Nay lại cho phép thì quả là đáng lo ngại.
Lại là lợi ích nhóm?
Nhớ lại khi còn đương nhiệm, TS Ngô Cân từng đến một cơ sở phá dỡ tàu cũ tại Núi Thành (Quảng Nam), đó là vào khoảng những năm 1990 – 1995. Điều ông tận mắt chứng kiến là các chất thải trên con tàu cũ không hề được xử lý mà chỉ chôn lấp.
"Điều này rất tai hại vì chôn xuống đất thì cũng gây ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm. Thực sự việc phá dỡ chỉ mang lại lợi nhuận cho một nhóm người khi kinh doanh lại sắt thép, thiết bị cũ của con tàu, tuy nhiên hậu quả mà xã hội phải gánh là rất nghiêm trọng. Các doanh nghiệp khi được phép họ chỉ vì mục tiêu lấy sắt, máy móc cũ còn không quan tâm đến điều gì.", GS Ngô Cân nói.
Cũng đồng tình quan điểm này, TS Trần Hùng Nam, Nam, nguyên Giám đốc Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt-Xô cho rằng: thực ra nhu cầu phá dỡ tàu cũ là có thật. Vì con tàu sau khi khai thác 30-40 năm thì cũ cần bỏ đi phá dỡ lấy đồ cũ là đúng.
'Nhưng vấn đề phát sinh ô nhiễm môi trường, nhỏ nhất là gỉ sắt và lớn hơn là sơn, hóa chất độc hại. Do vậy để xử lý được thì chúng ta phải có cơ sở hạ tầng đủ điều kiện xử lý như thế nào để không gây ô nhiễm môi trường. Cái gọi là siêu lợi nhuận thu được từ sắt vụn lại trả giá bằng hủy hoại môi trường", ông Nam nói.
Ông Nam cũng nói thẳng từ năm 1990 đến nay nhiều doanh nghiệp muốn làm phá dỡ tàu cũ nhưng không đủ lực để xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý môi trường.
TS Nam cũng từng đi thăm quan tại công ty Sông Thu - nơi có giấy phép phá dỡ tàu cũ, tàu dầu – thứ nhiều hóa chất độc hại nhất. Tại đây cơ sở cũng chỉ mới dừng lại ở mức xây dựng khu xử lý ở trên bờ, chất thải cặn dầu cũng chỉ mới được chôn lấp.
"Việc xử lý chất thải rắn, độc hại chưa làm. Đó là còn chưa kể các chất độc hại như chất phóng xạ, chất nổ trên tàu bởi vì có những con tàu còn có chất phóng xạ nên phải kiểm tra chặt trước khi cho phép họ làm", TS Nam cho biết.
Hoạt động phá dỡ tàu cũ chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm người. Ảnh minh hoạ
Nguy cơ mất an toàn cho con người
Theo TS Ngô Cân, nói về công nghệ phá dỡ tàu cũ cũng rất đơn giản nếu doanh nghiệp thực sự làm một cách bài bản. Trước hết phải xem con tàu đó lịch sử chở những gì để biết được phải phân loại cái gì tái chế được, phần nào phải thải loại và xử lý ra sao.
"Phải súc rửa qua con tàu, sau đó phân loại chất thải nguy hại riêng để xử lý sau đó mới tính đến chuyện phá dỡ. Khâu tốn kém nhất vẫn là đầu tư hệ thống xử lý chất thải mà cái này thì rất tốn kém nên chẳng doanh nghiệp nào muốn làm", TS Cân nói.
Tuy nhiên điều này mới chỉ là nói còn hầu như không cơ sở nào thực hiện như vậy. Theo TS Trần Hùng Nam, hiện chất thải sau phá dỡ vẫn bị gom vào một chỗ. Thậm chí từng có doanh nghiệp khi phá tàu chở dầu cũ, không qua xử lý sơ bộ mà lập tức dùng máy cắt phá. Khi có lửa vào con tàu đã bùng cháy và gây nguy hiểm cho con người.
"Những sự cố kiểu này xảy ra nhiều nhưng người ta ít khi nói đến mà thường xử lý nội bộ. Tuy nhiên điều đó cho thấy nếu không làm đúng quy trình thì tai họa có thể ập đến cho chính những người triển khai hoạt động này và sau đó là cộng đồng", TS Nam cảnh báo.
Cả hai vị tiến sĩ này cũng đồng tình với những quan điểm trước đó rằng những con tàu cũ là đồ thải của các nước họ không cho xử lý ở nước họ, nên bằng mọi cách đẩy ra nước khác và Việt Nam thì ‘rước’ lấy con tàu này về.
Theo đó TS Ngô Cân cho rằng, nếu cho phép thì phải yêu cầu doanh nghiệp xây dựng dự án đầu tư cụ thể. Nếu không làm nghiêm và giám sát chặt, sau này tiền bỏ ra xử lý hậu quả môi trường còn tốn hơn gấp nhiều lần cái thu được trước mắt.
TS Trần Hùng Nam cũng nói: "Nếu Chính phủ quyết làm thì phải giao trách nhiệm cho cơ quan giám sát để sau này không nói là thiếu lực lượng thanh tra, kiểm tra nên để tình trạng ô nhiễm xảy ra. Không thể để tình trạng 'đầu voi, đuôi chuột' để rồi hậu quả cả xã hội phải gánh còn lợi ích chỉ có một nhóm người được hưởng".
Theo Đất Việt