88Point

(CMO) Sau đêm chung kết xếp hạng cuộc thi Tiếng hát PT-TH tỉnh Cà Mau, có rất nhiều khán giả tò mò, soi kèo man city tối nay

【soi kèo man city tối nay】Chàng trai Hậu Giang toả sáng nơi cuối trời

Báo Cà Mau(CMO) Sau đêm chung kết xếp hạng cuộc thi Tiếng hát PT-TH tỉnh Cà Mau, có rất nhiều khán giả tò mò, muốn biết thêm thông tin về chàng trai trẻ Trần Minh Chơn (sinh năm 1990) đến từ Hậu Giang, có giọng ca khoẻ, kỹ thuật thanh nhạc tốt và lối biểu diễn dạn dĩ, làm chủ sân khấu, đã xuất sắc vượt qua nhiều thí sinh, đoạt giải Nhất.

Điều này thôi thúc tôi rong ruổi một chuyến về xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, nơi anh đang sinh sống và công tác. Chỉ cần chạy xe đến xã, hỏi tên là nhiều người dân đã phấn khởi: “Thầy Chơn vừa đoạt giải Nhất Tiếng hát PT-TH đó hả, chú cứ đi thẳng tới khu tập thể giáo viên là đến nhà thầy”. Đón nguời khách xa với nụ cười hào sảng, thầy giáo 9X đã có nhiều chia sẻ xoay quanh cuộc thi mà mình vừa đạt được kết quả cao cũng như tình yêu lớn đối với âm nhạc.

- Xin chào "tân quán quân" Tiếng hát PT-TH tỉnh Cà Mau, anh có thể chia sẻ đôi chút về tình yêu âm nhạc của mình cũng như cơ duyên nào đã đưa anh đến với cuộc thi này?

Trần Minh Chơn tự tin trên sân khấu.                                                Ảnh: KHÁNH PHƯƠNG

Trần Minh Chơn:Mình xuất thân trong gia đình có truyền thống về cổ nhạc nhưng không hiểu sao từ nhỏ bản thân lại sớm mê tân nhạc rồi thường xuyên tham gia Hoa phượng đỏ mỗi hè về. Tình yêu với âm nhạc lớn dần từ đó, khi tốt nghiệp THPT, Chơn quyết định chọn học ngành sư phạm âm nhạc của Đại học Bạc Liêu và rất may mắn được trở thành thầy giáo dạy âm nhạc để truyền ngọn lửa đam mê này đến với học sinh 8 năm qua. Bên cạnh việc giảng dạy, mình còn thường xuyên cộng tác với Trung tâm Văn hoá tỉnh, huyện qua các suất biểu diễn phục vụ.

Trước khi đến với Tiếng hát PT-TH tỉnh Cà Mau, mình cũng từng đoạt giải Khuyến khích Tiếng hát PT-TH tỉnh Bạc Liêu năm 2013; 2 năm liên tiếp đoạt giải Ba Tiếng hát PT-TH tỉnh Kiên Giang (năm 2014, 2015), cũng như nhiều giải thưởng tại cuộc thi văn nghệ quần chúng cấp tỉnh Hậu Giang. Khi nghe có một cuộc thi ca hát tại vùng đất cuối trời mình hào hứng tham gia với mong muốn một lần nữa được thử sức.

- Điều gì trở thành động lực để anh luôn theo đuổi những cuộc thi văn nghệ và có thể khẳng định được khả năng của mình bằng bản thành tích khá ấn tượng như thế?

Trần Minh Chơn:Mình tìm đến các cuộc thi trước tiên vì đam mê, tình yêu nghệ thuật, sau đó cũng thích lên sóng để được thử sức, thể hiện khả năng ca hát. Theo Chơn nghĩ đây là nơi lý tưởng để học hỏi, giao lưu. Chính vì thế, ở nhiều cuộc thi đã trải qua và ở Tiếng hát PT-TH tỉnh Cà Mau lần này mình không có tâm lý lo lắng mà luôn tập trung suy nghĩ hát ra sao, lựa bài như thế nào cho hợp lý để có thể phát huy tối đa sở trường.

Công việc giảng dạy và ca hát cũng bổ trợ cho nhau nhiều, khi mình đi diễn và tham gia các cuộc thi được nhiều học trò biết, các em hay bảo nhau: Thầy Chơn không chỉ dạy nhạc mà còn hát hay, đi thi có giải nữa... Đến khi về các giờ lên lớp của mình học trò thích thú hơn. Đó cũng là động lực lớn!

- Năm nay, Tiếng hát PT-TH tỉnh Cà Mau có nhiều đổi mới, đặc biệt là có thêm phần thi về dòng nhạc Bolero, 3 đêm thi với 3 dòng nhạc khác nhau, theo anh, đó sẽ có những thuận lợi cũng như thử thách gì đối với thí sinh không?

Trần Minh Chơn:Sáng kiến mới của ban tổ chức cuộc thi rất hay, khi hiện nay Bolero hồi sinh và nhận được rất nhiều sự yêu mến thì việc mở rộng thêm dòng nhạc này sẽ thu hút thêm nhiều thí sinh có sở trường, đam mê Bolero, những đêm thi khác nhau sẽ là nơi để thí sinh khoe tài.

Tuy nhiên, trong một cuộc thi đòi hỏi thí sinh phải thể hiện 3 dòng nhạc cũng có trở ngại lớn vì giọng mỗi người mỗi khác nhau, cách thể hiện cũng khác nhau, sở trường nhạc này sẽ là sở đoản dòng nhạc kia, vì thế để vào vòng trong là cả vấn đề đòi hỏi người tham gia phải có kiến thức, tìm tòi và bản lĩnh làm chủ chất giọng của mình.

Bản thân Chơn cũng gặp khó, vì sở trường là hát nhạc truyền thống cách mạng, nhạc trẻ cũng tương đối tốt nhưng Bolero chưa bao giờ hát nên cũng gặp khó, buộc mình phải cố gắng tập nhiều hơn. Nhạc truyền thống giọng phải khoẻ, hùng hồn trong khi Bolero đòi hỏi phải có độ mùi, vì thế khi hát Bolero mình cố gắng hết sức để sửa chỉnh giọng. Không sử dụng kỹ thuật thanh nhạc nhiều quá, hát bằng bản năng, giọng bình thường thôi để mềm mại ca khúc. Ngoài ra còn phải nghiên cứu bài hát, ca từ, ý tác giả muốn gửi gắm để trình bày ca khúc thành công nhất.

- Một thời gian dài cùng với nhiều thí sinh khác tham gia cuộc thi, anh có những suy nghĩ gì về hành trình đã qua cũng như lời nhắn nhủ đối với những bạn trẻ cùng niềm đam mê âm nhạc?

Trần Minh Chơn:Tất cả các bạn cùng tham gia Tiếng hát PT-TH lần này đều mang trong mình niềm đam mê rất lớn. Rất nhiều giọng ca tốt của các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang... được hội tụ về để tranh tài, chúng tôi cùng sát cánh bên nhau tập luyện, cùng cố gắng và cùng cháy hết mình.

Từng tham gia nhiều cuộc thi nên thấy các bạn còn thiếu sót phần nào Chơn sẵn sàng góp ý, hướng dẫn những cái mình biết để cùng nhau trau chuốt thêm cảm xúc qua những ca khúc. Công bằng mà nói thì ai cũng sở hữu một thế mạnh riêng, nhưng một số bạn lại thiếu kinh nghiệm trong việc chọn bài hát, kinh nghiệm thanh nhạc...

Một điều đặc biệt, đối với âm nhạc, ngoài chất giọng thiên phú còn đòi hỏi phong cách biểu diễn của người hát. Hát mà không diễn thì dù hát hay cỡ nào đi nữa khán giả vẫn không thích, hiệu ứng bài hát bị giảm mất 50%. Một khi đã hiểu bài hát mình thể hiện, người ca sĩ sẽ diễn đúng theo cảm xúc mà không hề gượng ép khô cứng, từ đó sẽ dễ dàng được khán giả đón nhận.

- Xin cảm ơn và chúc anh tiếp tục có những bước tiến thành công trên con đường nghệ thuật!./.

Trần Phúc

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap