Đổi mới công nghệ
Công ty CP rau quả thực phẩm An Giang (ANTESCO) là DN chuyên sản xuất,ệpĐBSCLtìmgiảiphápnânggiátrịnôngsảnxuấtkhẩlivescore trực tuyến chế biến và XK rau quả nhiệt đới đông lạnh và đóng hộp vào EU, Mỹ, Nhật, Canada, Úc và ASEAN. Trong năm 2014 này, công ty đã khởi công xây dựng nhà máy chế biến rau quả thứ 3 với công suất trên 10.000 tấn/năm. Dự kiến sẽ bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 6-2015, khi đó chính thức tăng gấp đôi công suất sản xuất với tổng nhu cầu nguyên liệu rau quả khoảng 200.000 tấn/năm.
Theo ANTESCO, để tăng giá trị DN rau quả XK cần ưu tiên theo thứ tự: Tươi - chế biến đông lạnh - đóng hộp - nước ép và sấy khô. Phát triển XK đi đôi với phát triển thị trường nội địa và công nghiệp chế biến nhằm giải quyết khó khăn đầu ra mỗi khi thời vụ rộ. Hợp tác với nông dân để hình thành nên vùng nguyên liệu tập trung sản xuất lớn đủ sức cung ứng ổn định cho DN.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước, ANTESCO kiến nghị cần có chính sách bảo hiểm đầu tư trong nông nghiệp, bảo hiểm hợp đồng tiêu thụ dài hạn đặc biệt đối với các loại cây XK vốn có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, tạo an tâm và giảm rủi ro cho các DN khi đầu tư, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định lâu dài. Điều chỉnh giảm thuế GTGT đối với sản phẩm chế biến rau quả từ thuế suất 10% xuống còn 5% vì hiện nay có tình trạng bất cập là xuất thô thì thuế 5% nhưng đã luộc, qua chế biến là 10%.
Một DN khác là Công ty CP XNK Bến Tre (Betrimex) cho biết, kim ngạch XK dừa và các sản phẩm từ dừa của công ty hiện đạt trên 48 triệu USD/năm, tổng sản lượng XK trên 20.000 tấn/năm. Sản phẩm dừa của Betrimex có mặt rộng khắp trên 40 quốc gia, các thị trường truyền thống gồm có: Trung Đông, châu Phi, Trung Quốc, Hàn Quốc...
Để nâng giá trị XK sản phẩm dừa, Betrimex đang tiến hành dự án xây dựng nhà máy nước dừa, sữa dừa tại huyện Giồng Trôm, vốn đầu tư trên 20 triệu USD với công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao hứa hẹn tung ra thị trường sản phẩm mang tính đột phá như nước dừa, sữa dừa, dầu dừa tinh luyện, than hoạt tính... Qua đó cũng góp phần hoàn thiện chuỗi giá trị, đưa cây dừa Bến Tre nói riêng, Việt Nam nói chung lên một tầm cao mới.
Kỹ sư Nguyễn Thể Hà - chuyên viên tư vấn đầu tư Công ty Cơ khí công nông nghiệp Bùi Văn Ngọ cho rằng để hàng hóa nông, thủy sản ĐBSCL vào được các thị trường chất lượng cao, đem lại giá trị tăng thêm trong toàn chuỗi sản xuất, vấn đề đầu tiên là có biện pháp giảm tổn thất sau thu hoạch. Vì theo các nghiên cứu mới đây mức tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất lúa vẫn còn ở mức 13 - 14% về số lượng và hơn 12% về giá trị, tương đương với 5 triệu tấn lúa, trị giá 25.000 tỷ đồng.
Hai là xây dựng ngành cơ khí nông nghiệp đủ mạnh, vì hiện nay mức độ cơ giới hóa ở ĐBSCL còn thấp, chỉ vào khoảng 1/3 so với Thái Lan và 1/4 so với Trung Quốc. Máy cày kéo cho nông dân, máy động lực cho ngư dân hầu hết sử dụng máy cũ, công suất thấp, hệ số tiêu tốn nhiên liệu, độ bền, độ ổn định hoạt động không đảm bảo.
Nông nghiệp công nghệ cao
Công ty Lương thực Tiền Giang (TIGIFOOD) cho biết, trước tình hình mặt hàng gạo thông dụng chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ Ấn độ, Myanma, Pakistan, hiện công ty đã chuyển hướng kinh doanh sang thị trường gạo chất lượng cao, gạo thơm, nếp. Trong đó, đặc biệt khai thác lợi thế truyền thống là nhóm gạo có nhãn hiệu như Nàng Thơm Chợ Đào, Hoa Mai, Chín Con Rồng, nếp Ngọc Lan… đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, XK bằng container và đóng gói bao bì loại nhỏ đạt tiêu chuẩn HACCP. Nếu giai đoạn trước 2010, công ty chỉ xuất bình quân dưới 20% gạo chất lượng cao thì hiện nay tỷ trọng này luôn đạt trên 80%, năm 2013 XK được 83.114 tấn.
Thạc sĩ Lê Thị Tú Anh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp GAP cho rằng có 2 vấn đề được đặt ra khi bàn đến chất lượng của hạt gạo Việt Nam đó là giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và tăng phẩm chất của hạt gạo.
Muốn có được sản phẩm nông nghiệp sạch, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật phải giải quyết tận gốc của vấn đề đó chính là: Thay đổi tư duy của người nông dân bằng cách định hướng trồng trọt (trồng giống lúa gì, sử dụng phân thuốc ra sao) và quan trọng nhất là phải bao tiêu đầu ra cho nông dân, đảm bảo thu nhập cho họ. Thay đổi hình thức canh tác, ứng dụng hữu cơ trong trồng trọt, giảm dần phân hóa học trong canh tác. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các DN trong việc kinh doanh, sáng tạo và sản xuất ra các thuốc bảo vệ thực vật sinh học, có nguồn gốc từ thảo mộc.
Bà Lê Thị Tú Anh cho biết, công ty GAP là nhà cung cấp độc quyền các sản phẩm phân bón hữu cơ cao cấp NK từ Mỹ đã được thực tiễn chứng minh có thể thay thế hoàn toàn phân bón hóa học mà vẫn đảm bảo được năng suất và chất lượng nông sản. Trong 3 năm qua GAP đã hợp tác với nông dân triển khai 2 dự án trồng lúa và thanh long 100% hữu cơ tại tỉnh Long An và Tiền Giang.
Toàn bộ sản phẩm trong dự án đều được công ty bao tiêu, XK sang thị trường Mỹ, EU, Úc và Nhật Bản và được khách hàng đánh giá cao về mặt chất lượng. Một số khách hàng ở Mỹ nhận xét gạo hữu cơ của GAP có chất lượng cao hơn gạo Thái Lan đang bán ở thị trường Mỹ.