【bóng đá kq】Ngành sơn loay hoay phá nước cờ chiếu bí
Từ đầu năm tới nay,ànhsơnloayhoayphánướccờchiếubíbóng đá kq doanh thu của ngành sơn giảm đến 50% so với cùng kỳ năm ngoái |
Cắt, giảm… đủ thứ
Giảm, giảm, giảm… là điệp khúc mà lãnh đạo nhiều công ty sản xuất sơn trong nước nói về tình hình của đơn vị mình khi trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản. Từ giảm đầu tư, đến giảm nhân công, giảm lương, thậm chí có công ty tạm dừng hoạt động.
4Oranger là hãng sơn được đánh giá là một trong những doanh công ty hàng đầu Việt Nam về sản phẩm sơn và tiềm lực tài chính. Doanh nghiệpnày mới đây cũng ủng hộ 10 tỷ đồng giúp Chính phủ phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Song chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, đại diện hãng sơn 4Oranger cũng lộ rõ những trăn trở vì muôn vàn khó khăn của doanh nghiệp trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covi-19 hiện nay.
Theo vị đại diện này, thông thường xây dựng ở khối nhà dân và thị trường địa ốc nói chung có hai chu kỳ chính trong năm. Đợt một, qua Tết Âm lịch và đợt hai khoảng tháng 5 - 6 khi hết mùa mưa, là mùa xây dựng. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên số lượng công trình giảm mạnh. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản cũng hiếm dự ánmới được triển khai, nên ngành sơn cũng “giậm chân tại chỗ”.
Không chỉ bị tác động ở đầu ra, các doanh nghiệp sản xuất sơn trong nước còn bị ảnh hưởng cả đầu vào do nguồn nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp, nhất là các hãng sơn nhỏ, gần như phải nhập 100% nguyên liệu từ Trung Quốc. Để có nguồn nguyên liệu sản xuất, nhiều doanh nghiệp chuyển sang nhập qua đường tiểu ngạch hoặc mua “ăn đong” lại nguồn nguyên liệu của nhau, khiến giá nguyên liệu tăng thêm 15 - 20%, dẫn tới giá thành phẩm bị đội thêm 7 - 8%. Việc này khiến cho đầu ra đã khó càng thêm khó.
“Thông thường, lượng công trình khởi công xây dựng vào 2 chu kỳ là đầu năm và giữa năm, riêng chu kỳ đầu năm chiếm khoảng 55%. Theo đó, cao điểm của thị trường sơn là vào khoảng tháng 5 - 6, nhưng năm nay, từ đầu năm tới giờ, các công trình làm phần móng mới được khoảng 10%, dẫn đến thị trường sơn cũng sẽ giảm khoảng 50% lượng tiêu thụ khi vào chính vụ. Tuy nhiên, mọi việc còn phụ thuộc vào tình hình dịch diễn biến như thế nào”, đại diện 4Oranger cho hay.
Với 4Oranger, theo vị đại diện này, nguồn nguyên liệu chủ yếu từ châu Âu và Mỹ, nhập hàng qua đường biển nên đầu vào cũng ít bị ảnh hưởng, nhưng khó khăn ở đầu ra khi một số đối tác đã tạm dừng nhập hàng vì tiêu thụ chậm. Do có nguồn kinh phí dự phòng cho trường hợp bất khả kháng, nên Công ty vẫn đang hoạt động, nhưng nếu tình trạng này kéo dài, thì buộc phải giảm nhân sự và nguồn thu của công nhân viên.
Trong khi đó, đại diện Công ty TNHH Sơn Barton Việt Nam cho biết, với các công ty lớn có vốn đầu tư nước ngoài như Jotun, 4Oranger… có tiềm lực tài chính, có kinh nghiệm trong quản trị rủi ro nên sẽ chịu tác động ít hơn, còn với các công ty 100% vốn trong nước như Barton thì khó khăn đã hiển hiện rất rõ. Khó từ nguồn nguyên liệu đầu vào do cấm biên, đến đầu ra khi tiêu thụ sụt giảm, trong khi Công ty phải chịu nhiều loại chi phí lãi vay ngân hàng, lương công nhân…
“Hiện tại, chúng tôi đã cho nhân viên nghỉ không lương hơn 1 tháng nay. Bởi khi Hà Nội có dịch, người ở các địa phương khác ngại tiếp xúc với người từ vùng dịch, ảnh hưởng đến hoạt động tiếp thị sản phẩm của chúng tôi. Gần như khách hàng họ không muốn tiếp cận đội ngũ kinh doanh, nên Công ty đã dừng hoạt động. Nếu so với cùng kỳ năm ngoài, doanh thu Công ty giảm đến 50%. Khoảng hơn tháng trước, công ty không cắt giảm nhân sự nhưng đã cho một bộ phận không hoạt động nghỉ không lương, bộ phận còn lại hoạt động cầm chừng thì cắt giảm thu nhập. Nhưng hiện nay, công ty đã cắt giảm tất cả các khoản chi phí đầu tư và tạm dừng hoạt động”, vị đại diện này chi sẻ.
Tương tự, đại diện Hãng sơn Zro khu vực miền Trung cũng cho biết, thông thường hàng năm đây là thời điểm doanh nghiệp chạy các chiến dịch lớn về giới thiệu, tiếp thị sản phẩm để chuẩn bị cho đợt cao điểm vào tháng 5 - 6. Nhưng năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên các kế hoạch bị dừng lại. Lượng tiêu thụ của thị trường giảm trông thấy, doanh thu công ty giảm, tác động lớn đến thu nhập, đời sống của người lao động. Nhân viên nghỉ không lương, do không bán được sản phẩm, không có doanh thu.
Đại diện Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cũng cho biết, do thị trường bất động sản trầm lắng, lại thêm tác động của dịch bệnh, kéo thị trường vật liệu xây dựng nói chung và ngành sơn nói riêng khó khăn theo.
Tuy nhiên, ở một góc độ khác, giám đốc kinh doanh của hãng một sơn có thâm niên 10 năm ở Hà Nội cho biết: “Qua đợt dịch này cũng bộc lộ nhiều vấn đề về đối đãi không tốt với người lao động của một số chủ doanh nghiệp. Thực chất, một số doanh nghiệp sơn chưa đến nỗi quá khó khăn, nhưng họ cũng viện cớ ảnh hưởng bởi dịch bệnh để giảm lượng của cán bộ nhân viện, thậm chí một số còn sa thải nhân viên. Họ không nghĩ rằng, lợi nhuận mà họ có trước đó một phần đến từ công sức của anh em lao động”.
Rơi vào thế bí
Chia sẻ một cách thẳng thắn nhưng chua xót, đại diện Hãng sơn Barton cho biết, tình hình dịch bệnh là không thể lường trước và không biết diễn biến như thế nào, hoạt động sản xuất của Công ty đến khi nào thì phục hồi. Do đầu ra không có, trong khi kinh phí eo hẹp, cực chẳng đã Công ty chỉ còn biết cắt giảm tất cả mọi chi phí hoạt động. Giờ chỉ còn chỉ biết trông chờ vào tình hình dịch bệnh được kiểm soát, thị trường xây dựng hồi phục thì ngành sơn mới vực lại được.
“Tình hình này không chỉ ảnh hưởng hiện tại, mà còn kéo dài tới sang năm. Bởi năm nay, thu nhập của đa số người dân sẽ bị sụt giảm do ảnh hưởng của dịch, nên việc sửa chữa và xây mới nhà sẽ rất hạn chế. Khi thị trường xây dựng gặp khó khăn, thì ngành sơn cũng bị vạ theo, nên lúc này, chúng tôi cố gắng hạn chế tối đa việc chi tiêu”, vị đại diện này cho hay.
Trong khi đó, đại diện Hãng sơn 4Oranger cho biết, Công ty luôn quan tâm đến nghiên cứu các sản phẩm mới, nên tận dụng khoảng lặng này để tập trung nghiên cứu sản phẩm mới. Không chỉ lúc này, hàng năm hãng đều nghiên cứu cho ra 2 - 3 sản phẩm mới với tiêu chú hướng đến thân thiện môi trường và an toàn cho người sử dụng.
“Chúng tôi vừa cho ra sản phẩm sơn chống tia cực tím, giúp giữ màu lâu bền, bởi với các loại sơn thông thương khác, khi nắng chiếu vào, tia cực tím sẽ “ăn” mất màu sơn, khiến sơn nhanh bay màu. Bên cạnh đó, do thiếu cát xây dựng, nhiều công trình sử dụng cát biểu thay thế, trong khi cát biển có muối, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình và tuổi thọ của sơn, nên công ty chúng tôi cũng vừa nghiên cứu và cho ra mắt sản phẩm sơn lót chống muối, chuyên dùng cho các vùng ven biển”, lãnh đạo 4Oranger nói.
Tương tự, theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, không chỉ nghiên cứu sản phẩm mới, thân thiện môi trường, Hãng sơn Jotun còn đầu tư cho công nghệ bán hàng, giúp khách hàng có thể lựa chọn, phối màu trực diện thông qua điện thoại thông minh để tìm mua sản phẩm.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho biết, dù nỗ lực thế nào, thì cũng phải phụ thuộc vào diễn biến của dịch Covid-19. Nếu tình hình dịch bệnh kéo dài, công ty dù có tiềm lực đến mấy cũng phải đứng trước nguy cơ đóng cửa, tạm dừng hoạt động.
Dịch bệnh Covid-19 như nước cờ “chiếu bí” khiến các doanh nghiệp ngành sơn phải đau đầu để tìm cách hóa giải.