Ngay trong buổi khám chữa bệnh đầu tiên ngày 21/04/2020,ámbệnhtrựctuyếnViettelbuổiđầutiêncứubệnhnhâkết quả iceland các bác sĩ đã khám, hội chẩn từ xa cho 11 bệnh nhân tại 5 điểm cầu bệnh viện vệ tinh với 62 y bác sĩ tham gia. Trong 11 ca này có các ca bệnh nặng nếu không được thăm khám kịp thời sẽ trở nên nguy kịch.
Ca khám đầu tiên được kết nối tới bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh, với bệnh nhân 7 tuổi. Sau khi xem phim chụp chiếu và trò chuyện từ xa với bệnh nhân, các bác sĩ tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã phát hiện cháu bé không chỉ bị teo não như kết luận ban đầu, mà dây thần kinh số 6 của bệnh nhân cũng có dấu hiệu bị liệt. Tuy nhiên, với bệnh này, bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh không đủ cơ sở vật chất để điều trị, theo đó, các bác sĩ tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội đề xuất gia đình của bệnh nhân thu xếp về điệu trị tại Bệnh viên Đại học Y Hà Nội, để có thể can thiệp kịp thời.
Bệnh nhân người dân tộc tại đầu cầu bệnh viện Mường Khương - Lào Cai bị bệnh về tim lâu năm và có dấu hiệu nặng, cần phải can thiệp mổ tim gấp. Tuy nhiên, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn không có kinh phí để thực hiện phẫu thuật. Sau thời gian tìm hiểu, PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc bệnh viện Đại học Y đã quyết định trích quỹ “Từ thiện” của bệnh viện để chi trả cho ca phẫu thuật này tại bệnh viện cho bệnh nhân.
Cũng trong ca khám, các bác sĩ đã hội chẩn và đề nghị các bác sĩ bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh mổ gấp cho bệnh nhân là một thanh niên bị tai nạn khi các bác sĩ hội chẩn phát hiện hình ảnh chụp ảnh hưởng tới chấn thương xương, cột sống, hệ tiêu hóa. Nếu không bệnh nhân này sẽ có nguy cơ liệt người nếu không kịp thời can thiệp. Bệnh nhân và người nhà đã rất xúc động và cảm ơn sự hỗ trợ kịp thời của các bác sĩ và hệ thống hỗ trợ của Viettel.
Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh Nguyễn Đức Phú cho biết: "Nhờ có hệ thống khám chữa bệnh từ xa này mà chúng tôi được trao đổi, học hỏi thêm kinh nghiệm từ các giáo sư tiến sĩ đầu ngành tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội, phát hiện sớm những bệnh ít gặp ở tuyến địa phương, kịp thời can thiệp để cứu chữa cho bệnh nhân. Chúng tôi mong được nhân rộng mô hình này tới các tuyến xã, thôn và tới cả nhà của người dân càng sớm càng tốt để giảm tải cho bệnh viện, tiết kiệm chi phí cho người dân".
Giám đốc bệnh viện Đại học Y Hà Nội Nguyễn Lân Hiếu khẳng định: “Việc khám chữa bệnh từ xa này rất thuận tiện cho các bác sĩ chúng tôi trong việc hỗ trợ về chuyên môn, kinh nghiệm cho đội ngũ y bác sĩ tuyến cơ sở hay vùng sâu vùng xa trên cả nước. Với hệ thống Telehealth do Viettel cung cấp, hình ảnh chụp, siêu âm được truyền chân thực, tải sắc nét, bác sĩ có thể nhìn, nói chuyện trực tuyến với bệnh nhân để phục vụ công tác khám, chẩn đoán bệnh như đang thực hiện khám trực tiếp tại bệnh viện".
Sau buổi khám chữa bệnh đầu tiên này, Viettel đã nhận được 39 cơ sở y tế trên cả nước liên hệ tư vấn lắp đặt nền tảng.
Minh Ngọc