Giảm 3/5 phiên trong tuần,ứngkhoántuầkq châu âu thị trường không thể xem là tích cực và VN-Index vẫn để mất thêm 16,23 điểm. Tuy nhiên tuần qua thị trường thành công ở chỗ hãm được đà giảm và không tạo đáy mới sâu hơn.
Sau hai tuần sụt giảm, mức điều chỉnh ở cổ phiếu khá lớn. Thống kê với rổ VN30, có tới 27 cổ phiếu sụt giảm giá, mức giảm nhẹ nhất 1,05% ở NVL và giảm sâu nhất 10,06% ở ACB kể cả khi giá đã hồi phục trong phiên cuối tuần. Có tới 13 cổ phiếu giảm trên 5% chỉ trong nhịp điều chỉnh này.
Mức giảm giá khá mạnh nhưng chưa đến ngưỡng thua lỗ lớn cũng là một trong những yếu tố hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư. Thông thường mức cắt lỗ được quan tâm trong khoảng 5-7% với những nhà đầu tư kỷ luật, nhưng cũng có thể ngưỡng chịu đựng tới 10%. Điều quan trọng là thị trường vẫn đang trong giai đoạn không rõ ràng giữa việc điều chỉnh thật sự sâu hơn, hay chỉ là điều chỉnh ngắn để phục hồi tiếp.
VN-Index giảm tới ngưỡng 1300 – 1285 điểm cũng là một vùng hỗ trợ kỹ thuật phổ biến. Mốc 1285 điểm tương đương với tỷ lệ 61,8% tính theo chiều tăng từ ngày 20/7 đến đỉnh cao nhất ngày 17/8. Về mặt kỹ thuật tỷ lệ này là một mức hỗ trợ mạnh. Nếu xuống dưới mức này VN-Index rất dễ quay lại kiểm định đáy cũ giữa tháng 7.
Do đó việc thị trường dừng giảm và quay đầu phục hồi cuối tuần qua phát đi một tín hiệu củng cố, tạo thêm niềm tin rằng mức điều chỉnh 2 tuần qua vẫn chỉ trong biên độ kỹ thuật bình thường và cơ hội phục hồi vẫn còn.
Về thanh khoản, diễn biến tuần qua cũng cho thấy có sự tự tin nhất định từ phía nhà đầu tư thua lỗ. Sau hai phiên sụt giảm chóng mặt ngày 20 và 23/8, tỷ lệ lỗ tăng vọt nhưng liên tiếp các phiên tuần qua thanh khoản sụt giảm mạnh và giá không giảm thêm nhiều. Điều này phát tín hiệu rằng áp lực cắt lỗ đã không gia tăng thêm. Lý do duy nhất là nhà đầu tư vẫn tự tin nắm giữ cổ phiếu lại thay vì bán tháo tiếp.
Một trong những yếu tố hỗ trợ khác giúp VN-Index trụ lại được tại ngưỡng 1300 điểm thành công, là nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn cũng chạm tới ngưỡng hỗ trợ của chính mình. Lấy ví dụ TCB sụt giảm hơn 11% sau 10 phiên đã quay lại đáy tháng 7 trước cả VN-Index. VIC giảm 8,9% sau 7 phiên cũng lùi xuống quanh tỷ lệ 61,8% của nhịp tăng trước đó tương tự VN-Index. VPB giảm 6,7% sau 10 phiên cũng về quanh 60.000 đồng, tương đương 61,8% tỷ lệ chiều tăng. ACB giảm 13% trong 15 phiên cũng về lại đáy tháng 7. VHM tương tự, sau khi tạo hai đỉnh cũng đã điều chỉnh trở lại đáy cũ. VCB giảm sâu nhất phiên cuối tuần cũng gần sát đáy cũ...
Hầu hết các cổ phiếu blue-chips bật tăng trở lại trong phiên cuối tuần qua đều đã điều chỉnh đạt đến ngưỡng hỗ trợ nào đó. Điều này khuyến khích lực cầu bắt đáy mạnh hơn. Thanh khoản trong ngày cuối tuần tăng vọt tại sàn HoSE lên gần 20,2 ngàn tỷ đồng khớp lệnh và cả hai sàn vọt lên trên 23,1 ngàn tỷ đồng. Dấu hiệu dòng tiền vào bắt đáy tại ngưỡng hỗ trợ là khá rõ, tạo được sự đồng thuận.
Điều còn lại lúc này là thị trường có khả năng diễn biến như thế nào? Việc thị trường bật tăng trở lại 1 phiên cuối tuần chỉ là tín hiệu tích cực, chứ chưa đủ để lạc quan quá mức rằng nhịp điều chỉnh đã kết thúc.
Lý do đầu tiên là mức đảo chiều tăng hơn 12 điểm của VN-Index cuối tuần chưa làm thay đổi gì nhiều trong xu hướng, mà chỉ giúp hãm đà giảm. Nhà đầu tư có thể có nhiều góc nhìn khác nhau, tùy vào khung thời gian dài hay ngắn. Lấy ví dụ nếu chỉ nhìn theo góc độ lướt sóng T+3 thì tuần qua thị trường tích cực, phiên đảo chiều tăng tạo điều kiện cho 1-2 phiên tăng kế tiếp và cổ phiếu bắt đáy có thể bán kịp và có lợi nhuận.
Nếu nhìn rộng hơn một chút thì VN-Index vẫn đang điều chỉnh từ đỉnh cao 1380 điểm từ giữa tháng 8 và phiên đảo chiều cuối tuần qua có khả năng giúp thị trường phục hồi lại đỉnh cao 1380 điểm hay không còn rất khó nói. Biên độ tăng ngắn hạn cho phép 50-60 điểm nữa vẫn chưa được xem là thay đổi xu hướng vì vẫn chưa vượt qua được đỉnh gần nhất.
Nhìn xa hơn nữa thì VN-Index đã có đỉnh lịch sử 1420 điểm đầu tháng 7 và đỉnh 1380 điểm cũng chỉ là một đỉnh thấp hơn trong xu hướng giảm trung hạn. Thậm chí ngay cả nhịp tăng khá tốt trong tháng 7 đến giữa tháng 8 cũng chỉ là một sóng hồi bình thường, chứ chưa nói đến nhịp nảy tuần qua.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 27/8 | Giá đóng cửa ngày 20/8 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 27/8 | Giá đóng cửa ngày 20/8 | Mức tăng (%) |
FIT | 17.7 | 21.1 | -16.11 | VMD | 67.4 | 48.15 | 39.98 |
GTA | 16.2 | 18.45 | -12.2 | DAT | 32.4 | 23.2 | 39.66 |
HAX | 21.5 | 23.8 | -9.66 | SPM | 24.7 | 17.7 | 39.55 |
TNA | 12.6 | 13.9 | -9.35 | LEC | 15.2 | 10.95 | 38.81 |
SHI | 19.05 | 21 | -9.29 | TGG | 27 | 22.5 | 20 |
LPB | 21.8 | 24 | -9.17 | HPX | 41 | 34.3 | 19.53 |
SGT | 19.1 | 21 | -9.05 | TRA | 91.8 | 78.4 | 17.09 |
CEE | 13.05 | 14.3 | -8.74 | BMC | 18.7 | 16 | 16.88 |
PTL | 7.05 | 7.69 | -8.32 | BIC | 27.9 | 24 | 16.25 |
TSC | 11.3 | 12.3 | -8.13 | SBV | 16.5 | 14.5 | 13.79 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 27/8 | Giá đóng cửa ngày 20/8 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 27/8 | Giá đóng cửa ngày 20/8 | Mức tăng (%) |
KKC | 24.1 | 31.8 | -24.21 | SMT | 12.4 | 7.9 | 56.96 |
CAG | 25.1 | 29.5 | -14.92 | KSQ | 4.6 | 3.3 | 39.39 |
MHL | 3.5 | 4.1 | -14.63 | DAD | 26 | 21 | 23.81 |
LCS | 2.9 | 3.3 | -12.12 | VE4 | 34.5 | 28.2 | 22.34 |
SSM | 5.8 | 6.5 | -10.77 | EID | 20 | 16.5 | 21.21 |
HEV | 14.2 | 15.9 | -10.69 | GKM | 20.1 | 16.7 | 20.36 |
DP3 | 105.5 | 118 | -10.59 | IDJ | 22.6 | 18.8 | 20.21 |
PIA | 25.2 | 28 | -10 | AAV | 19.4 | 16.4 | 18.29 |
CSC | 68 | 75.1 | -9.45 | BCC | 17.6 | 15 | 17.33 |
V12 | 11.6 | 12.8 | -9.37 | KVC | 3.4 | 2.9 | 17.24 |
Do có nhiều góc nhìn dài ngắn khác nhau nên thị trường sẽ sớm xuất hiện những giao dịch trái ngược. Nhóm nhà đầu tư mua vào thường sẽ là các giao dịch ngắn hạn lướt sóng T3 và ngưỡng kháng cự tại đỉnh gần nhất 8 phiên trước sẽ là mốc tham chiếu quan tâm chốt lời. Nhóm nhà đầu tư mắc kẹt tại đỉnh giữa tháng 8 hoặc bắt đáy sớm và thua lỗ trong 2 phiên lao dốc tuần trước sẽ quan tâm tới cơ hội cắt lỗ giá tốt, hoặc bán hòa vốn tuần tới khi thị trường đi lên. Các quan điểm khác nhau sẽ sớm tạo ra sự phân hóa và điều tiên quyết sẽ là dòng tiền vào nối tiếp có thật sự gia tăng nhiều hơn hay không.
Thực vậy, dòng tiền sẽ là yếu tố quyết định vì chắc chắn thị trường càng đi lên, áp lực bán sẽ càng lớn. Tại các đỉnh cao đầu tháng 7 và giữa tháng 8, thanh khoản đều cực lớn mà mức giao dịch sau đó sụt giảm, đồng nghĩa với lượng cổ phiếu mắc kẹt tại vùng đỉnh vẫn chưa được xả ra hết.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
16.8.2021 | 30,558.8 | 753.1 | 1,751.7 |
17.8.2021 | 29,051.4 | 799.0 | 2,238.9 |
18.8.2021 | 26,467.1 | 604.0 | 2,473.3 |
19.8.2021 | 25,660.9 | 1,775.7 | 1,399.7 |
20.8.2021 | 43,171.8 | 1,164.9 | 1,525.9 |
23.8.2021 | 28,632.6 | 1,309.5 | 1,666.6 |
24.8.2021 | 25,301.7 | 1,407.7 | 1,397.4 |
25.8.2021 | 17,456.5 | 931.8 | 979.3 |
26.8.2021 | 19,672.5 | 944.3 | 1,384.9 |
27.8.2021 | 23,149.3 | 1,066.0 | 1,211.0 |
Trọng Nghĩa