Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh vừa chính thức đưa hàng hoá lên bán tại hai sàn thương mại điện tử Shopee và Tiki. Động thái này khiến nhiều người bất ngờ vì bản thân hai chuỗi bán lẻ đã có kênh bán hàng online mạnh,ĐằngsauchuyệnThếGiớiDiĐộngbánhàngtrêsoi kèo arsenal vs cộng với chuỗi cửa hàng có mặt trên cả nước.
Gian hàng của Thế Giới Di Động trên Shopee. (Ảnh chụp màn hình) |
Trao đổi với ICTnews, ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO hai chuỗi Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh, cho biết việc hợp tác với hai sàn thương mại điện tử nhằm mở rộng đối tượng khách hàng.
“Các kênh thương mại điện tử đang dần phổ biến với người dân, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh. Do đó việc đưa hàng hoá lên hai sàn lớn giúp chúng tôi tiếp cận được nhóm đối tượng khách hàng mới hơn”, ông Hiểu Em giải thích.
Theo báo cáo của iPrice về thương mại điện tử, trong quý 2/2021, Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh lần lượt chiếm hai vị trí nhì, ba về lượt truy cập tại Việt Nam, chỉ đứng sau Shopee. Với lượng truy cập 36 triệu lượt/tháng, Thế Giới Di Động đứng trên Lazada (20,4 triệu lượt) và Tiki (17,1 triệu). Tuy nhiên, Shopee vượt khỏi nhóm này với lượng truy cập 72,97 triệu lượt/tháng.
Rõ ràng Thế Giới Di Động nhìn thấy được lượng khách hàng lớn đang có mặt trên các trang thương mại điện tử và muốn tận dụng nhóm này. Nhất là trong bối cảnh gần 2.000 cửa hàng của họ phải đóng cửa trên toàn quốc từ giai đoạn cuối tháng 7 để phòng dịch.
Riêng tháng 7, doanh thu online của hai chuỗi bán lẻ đạt xấp xỉ 1.000 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ nhưng giảm 17% so với tháng 6 do siết chặt hoạt động giao hàng tại một số địa phương. Bị hạn chế bán lẻ, người mua chuyển hướng sang mua online nhiều hơn, dẫn đến doanh thu trực tuyến trong tháng 7 của hai chuỗi chiếm 19% tổng doanh thu.
Những yếu tố kể trên rõ ràng tạo ra động lực nhất định khiến Thế Giới Di Động phải tìm thêm các kênh phân phối trên Internet.
“Trước đây sẽ khó tưởng tượng cảnh các bà nội trợ lướt web mua hàng online nhưng do dịch bệnh nên gần như ai cũng phải làm quen với giao dịch trực tuyến. Đây là cơ hội lớn cho các bên mở rộng khách hàng”, ông Hiểu Em phân tích.
Do đặc thù của thương mại điện tử, CEO Công ty cổ phần Thế Giới Di Động cho biết các mặt hàng bán chạy trên hai kênh thuộc về nhóm phụ kiện điện tử, hàng gia dụng.
Hàng hoá bên trong một cửa hàng của Thế Giới Di Động. (Ảnh: Hải Đăng) |
Khi bán hàng trên Tiki và Shopee, Thế Giới Di Động phải chịu một phần chiết khấu khiến lợi nhuận sẽ giảm đi, nhưng lãnh đạo công ty chấp nhận để gia tăng doanh số, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
Hiện tại, các trang thương mại chỉ đảm nhiệm việc bán hàng, riêng khâu giao hàng và lắp đặt sản phẩm (nếu có) sẽ do phía nhà bán lẻ thực hiện.
Với việc siết chặt giãn cách xã hội ở nhiều địa phương để kiểm soát dịch bệnh, lãnh đạo Thế Giới Di Động dự báo kinh doanh tháng 8 là tháng thấp điểm. Nếu những biện pháp giãn cách tiếp tục kéo dài trong các tháng cuối năm, công ty thừa nhận kế hoạch kinh doanh đề ra từ đầu năm sẽ khó thực hiện được.
Do tình hình dịch bệnh, hầu hết các tỉnh thành phía Nam đều đang áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, khiến việc lưu thông hàng hoá không thuận tiện như trước. Đặc biệt tại TP.HCM từ 23/8 đến 15/9, chính quyền siết chặt di chuyển khiến khâu giao hàng khó khăn hơn.
Nhận thấy hạn chế đó, kể từ 30/8 thành phố đã mở rộng đối tượng shipper được hoạt động, cho phép thương mại điện tử giao hàng trở lại với các điều kiện đi kèm, do đó việc luân chuyển hàng hoá hiện đã dễ dàng hơn.
Hải Đăng
Thế Giới Di Động, Điện máy Xanh mở cửa trở lại ở các quận vùng xanh ở TP.HCM, với những điều kiện an toàn kèm theo.