您现在的位置是:88Point > Ngoại Hạng Anh

【soi kèo besiktas】Thủ tướng: Quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% năm 2024

88Point2025-01-10 09:24:36【Ngoại Hạng Anh】3人已围观

简介Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 63 địa phương để đánh giá soi kèo besiktas

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 63 địa phương để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I/2024,ủtướngQuyếttmđạtmụctiutăngtrưởngnăsoi kèo besiktas đề ra nhiệm vụ công tác tháng 4 và Quý 2/2024 diễn ra vào sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, thực hiện cao nhất, tốt nhất, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024.

Kinh tế phục hồi tích cực

Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tình hình KTXH tháng 3 và Quý I tiếp tục phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tăng trưởng GDP Quý I ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất trong Quý I kể từ năm 2020 đến nay. Khu vực công nghiệp và xây dựng dần lấy lại được đà tăng trưởng, ước tăng 6,28%, trong đó công nghiệp tăng 6,18%; khu vực nông, lâm, thủy sản và dịch vụ lần lượt tăng 2,98% và 6,12% so với cùng kỳ năm trước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 63 địa phương để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 03 và quý I/2024, đề ra nhiệm vụ công tác tháng 4 và Quý 2/2024

Một số địa phương tăng trưởng Quý I cao như Bắc Giang 14,2%, Thanh Hóa 13,2%, Trà Vinh 13,9%, Khánh Hòa 12,4%, Quảng Ninh 8,9%, TP. Hồ Chí Minh 6,54%, Hải Phòng 9,3%, Hà Nội 5,5%…

Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 tăng 3,97% so với cùng kỳ, tính chung Quý I tăng 3,77%. Tổng vốn FDI đăng ký Quý I đạt gần 6,2 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023; Giải ngân vốn đầu tư công Quý I đạt 13,67% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ năm 2023 (10,35%).

Các lĩnh vực dịch vụ, du lịch phục hồi mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3 tăng 9,2% so với cùng kỳ; Số lượt khách quốc tế tháng 3 đạt gần 1,6 triệu lượt, tăng 78,6% so với cùng kỳ; tính chung quý I đạt trên 4,6 triệu lượt, tăng 72%.

Tình hình tài chính – NSNN tiếp tục được cải thiện rõ nét; Đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Phát triển DN tiếp tục tăng với xu hướng tích cực; Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân được cải thiện; Cải cách hành chính được chú trọng, nhất là cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính; phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh; Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh.

Nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam trong đó, ADB dự báo năm 2024 Việt Nam tăng trưởng 6%, Ngân hàng HSBC dự báo tăng 6,3%; Xếp hạng môi trường kinh doanh năm 2023 tăng 12 bậc. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023 xếp hạng 46/132, tăng 2 bậc. Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng 8 bậc, từ vị trí 115 lên vị trí 107. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 431 tỷ USD, xếp thứ 32/100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới. Chỉ số hạnh phúc năm 2024 xếp thứ 54, tăng 11 bậc so với năm 2023…

Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ ngành địa phương đã thảo luận, phân tích, đánh giá, làm rõ kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm từ thực tiễn, bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 4, quý II.

Nỗ lực đạt các mục tiêu, chỉ tiêu

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ rõ kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế trong đó nêu rõ “5 mặt chưa được” như: Sức ép chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô, nhất là lạm phát, lãi suất, tỷ giá còn cao do giá dầu thô, giá lương thực, lãi suất, tỷ giá trên thị trường thế giới biến động mạnh; rủi ro trên các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản thế giới; xu hướng bất ổn chính trị, kinh tế, xã hội tiếp tục gia tăng. Trong đó lưu ý tỷ giá USD/VNĐ có xu hướng tăng cần tiếp tục được theo dõi, điều hành linh hoạt, kịp thời, phù hợp.

Một số ngành sản xuất công nghiệp phục hồi chậm; các lĩnh vực dịch vụ ăn uống, giải trí chưa phục hồi rõ nét; Hoạt động SXKD trong một số lĩnh vực còn khó khăn; Về đầu tư công, còn 32 nghìn tỷ đồng chưa phân bổ; Công tác triển khai các quy hoạch đã được phê duyệt còn chậm; Trật tự an toàn xã hội một số địa bàn và tình hình tội phạm, nhất là tội phạm mạng diễn biến phức tạp.

Bên cạnh đó, Thủ tướng đã chỉ rõ nguyên nhân kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm. Trong thời gian tới Thủ tướng yêu cầu, bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, sự lãnh đạo của Trung ương, Bộ Chính trị và lãnh đạo chủ chốt, Chiến lược phát triển KTXH 2021 – 2030, các Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 – 2025, các Nghị quyết, Chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, giữ vững bản lĩnh, kiên định mục tiêu đề ra với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn. Lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, ngoại lực là quan trọng, đột phá. Phát huy tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, coi khó khăn, thách thức là động lực phấn đấu vươn lên. Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy SXKD, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân.

Thủ tướng: Quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2024 với tinh thần “Năm quyết tâm”, “Năm bảo đảm” và “Năm đẩy mạnh”

Nắm chắc diễn biến tình hình trong nước, quốc tế; nâng cao năng lực phân tích, dự báo; huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa nguồn lực bên trong và bên ngoài, giữa trung ương và địa phương, giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát.

Tăng cường đoàn kết, thống nhất; giữ gìn kỷ luật, kỷ cương hành chính; khắc phục kịp thời các hạn chế trong phản ứng chính sách của một số cơ quan, đơn vị; giữ đúng nguyên tắc hành động, đồng thời, căn cứ diễn biến thực tiễn để chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành. Kịp thời tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc; chủ động giải quyết theo thẩm quyền, không trông chờ ỷ lại và kịp thời đề xuất, kiến nghị những vấn đề vượt thẩm quyền.

Trong mọi trường hợp phải bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh; tăng cường đối ngoại, hội nhập quốc tế và đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận của xã hội.

Quyết tâm bảo vệ cán bộ làm thật, hiệu quả thật

Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu Thủ tướng yêu cầu, thực hiện cao nhất, tốt nhất, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024 là tăng trưởng 6,5% với tinh thần “5 quyết tâm”, “5 bảo đảm” và “5 đẩy mạnh”.

Nêu cao tinh thần “Năm quyết tâm” là: Quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức; Quyết tâm thực hiện, không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với phương châm “thắng không kiêu, bại không nản”; Quyết tâm bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung; nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật; Quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho DN, bảo đảm người dân, DN được hưởng thụ thật; Quyết tâm nỗ lực phấn đấu cao nhất để đạt kết quả tốt nhất trong năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính

Thực hiện tốt “5 bảo đảm” là: Bảo đảm thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Lãnh đạo chủ chốt, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ; Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế và kiểm soát lạm phát; Bảo đảm phát triển lành mạnh, công khai, minh bạch các loại thị trường; Bảo đảm đầy đủ điều kiện để triển khai chế độ tiền lương mới từ ngày 01/7/2024; Bảo đảm an sinh xã hội, an ninh, an toàn, an dân; tăng cường phòng chống tham nhũng, tiêu. cực, lãng phí; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ

Cùng với đó người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu, tập trung thực hiện “5 đẩy mạnh” là: Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế; Thúc đẩy chuyển dịch kinh tế theo hướng chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ và các ngành, lĩnh vực mới nổi. Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; triển khai có hiệu quả Đề án 06 và Trung tâm dữ liệu quốc gia; Đẩy mạnh giải quyết khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho SXKD; Đẩy mạnh phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế chủ yếu, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững; Đẩy mạnh 03 đột phá chiến lược; Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, củng cố và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, nhất là truyền thông chính sách, tạo đồng thuận xã hội.

Theo Vũ Khuyên/VOV

很赞哦!(386)