Tuân thủ nghiêm các nguyên tắc
Kỷ luật tài khóa là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và giảm thiểu rủi ro đối với nền kinh tế. Theữnghiêmkỷluậttàikhóatừđơnvịsửdụngngânsánhận định bóng đá ibongdao Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), thiếu kỷ luật tài khóa dễ dẫn đến hiện tượng “tuỳ nghi chính sách”. Việc này sẽ kéo theo tình trạng bội chi kéo dài và gia tăng nợ công.
Mục tiêu kế hoạch tài chính quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 đã xác định rõ: Quy mô chi ngân sách nhà nước (NSNN) là 25% GDP; bội chi 3,9% GDP và năm 2030 xấp xỉ 3% GDP; nợ công hàng năm tối đa 65% GDP; tỷ trọng thu nội địa khoảng 84% tổng thu NSNN và tỷ trọng chi đầu tư phát triển khoảng 25 - 26% tổng chi NSNN. Để đạt được các cân đối lớn đó, việc giữ nghiêm kỷ luật tài khóa được Bộ Tài chính xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Trên cơ sở đó, các nguyên tắc tài khóa đã được thực hiện nghiêm, như: Tổng thu thường xuyên (thuế, phí) phải lớn hơn tổng chi thường xuyên; vay bù đắp bội chi NSNN chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên; phân bổ nguồn lực theo ưu tiên quốc gia trong khuôn khổ kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch đầu tư công trung hạn, gắn nhiệm vụ chi với kết quả đầu ra; chỉ ứng trước vốn đầu tư xây dựng cơ bản khi xác định được khả năng hoàn trả theo kế hoạch trung hạn và đã thu hồi hết số ngân sách đã ứng…
Hiện nay, việc phân công trách nhiệm đã rõ ràng giữa các cơ quan có liên quan, như trách nhiệm giải trình, trách nhiệm thực hiện chính sách tài khóa, trách nhiệm quản lý nợ công, huy động vốn… Tuy nhiên, tình trạng thất thoát, lãng phí trong chi tiêu ngân sách vẫn còn là vấn đề xã hội bức xúc. Ngoài nguyên nhân do hệ thống chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, định mức, chế độ còn bất cập, còn có nguyên nhân hạn chế về nhận thức, tinh thần trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý, sử dụng tiết kiệm kinh phí NSNN.
Quy trách nhiệm người đứng đầu
Theo ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ NSNN Bộ Tài chính, kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách là vấn đề lớn, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, được Quốc hội và Chính phủ đề cao. Tại Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 25/2016/QH14 của Quốc hội đã yêu cầu trong thời gian tới, tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính. Theo đó, Bộ Tài chính quán triệt nguyên tắc chi phải theo dự toán. Ông Võ Thành Hưng cho rằng, trên thực tế, vẫn còn tình trạng chi sai, chi vượt định mức. Việc này xuất phát từ chủ trương giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị, một mặt tạo thuận lợi nhưng mặt khác thanh, kiểm tra chưa sát nên việc vi phạm vẫn xảy ra. Do đó, để khắc phục tình trạng này, trong thời gian tới Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện về pháp lý, hoàn thiện định mức tiết kiệm chi tiêu; công khai minh bạch trong thực hiện dự toán hàng quý, 6 tháng và 1 năm; công khai quyết toán; tăng cường giám sát, đẩy mạnh thanh, kiểm tra và xử lý trách nhiệm người đứng đầu...
Theo ông Võ Thành Hưng, xu hướng trao quyền chủ động, tự chủ cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc quản lý sử dụng NSNN sẽ tiếp tục được triển khai, nhưng đi kèm theo đó sẽ là yêu cầu trách nhiệm quản lý, trách nhiệm giải trình cao hơn từ thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương và từng cán bộ, công chức trực tiếp liên quan.
Liên quan đến việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật tài chính, ông Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam cho rằng, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tài chính; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với đơn vị thu nộp ngân sách cũng như đơn vị sử dụng ngân sách; thực hiện chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công. Theo đó, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những khoản chi sai chế độ, thất thoát, lãng phí ở đơn vị được giao phụ trách.
Trao đổi với phóng viên TBTCVN bên hành lang Quốc hội, một số đại biểu Quốc hội đồng tình cho rằng, cùng với việc cơ cấu lại thu ngân sách, trong công tác quản lý chi ngân sách thì việc thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương tài khóa, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là hết sức quan trọng để tiết giảm chi tiêu, giảm chi thường xuyên, dành nguồn tăng chi cho đầu tư phát triển. Đây cũng được coi là một trong những giải pháp nhằm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế.
Minh Anh