您现在的位置是:88Point > Cúp C1

【tỉ số trận lyon】Chủ động ứng phó với sạt lở bờ sông

88Point2025-01-10 15:53:54【Cúp C1】9人已围观

简介Bài 2:Giải pháp ứng phó với sạt lởTrước tình trạng sạt lở đang diễn ra n tỉ số trận lyon

Bài 2:Giải pháp ứng phó với sạt lở

Trước tình trạng sạt lở đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều địa phương ở ĐBSCL,ủđộngứngphvớisạtlởbờtỉ số trận lyon vấn đề đặt ra là cần nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm và hậu quả của sụp lún, sạt lở đất để ứng phó hiệu quả.

Người dân huyện Phụng Hiệp hưởng ứng phong trào làm kè sinh thái ứng phó với sạt lở bờ sông. Ảnh: D.KHÁNH

Phát huy hiệu quả công trình

Để ứng phó với tình trạng sạt lở bờ sông, thời gian qua tỉnh Hậu Giang đã tranh thủ nhiều nguồn lực xây dựng các công trình chống sạt lở tại các khu vực có nguy cơ sạt lở đặc biệt nghiêm trọng. Thực hiện Đề án Phòng, chống sạt lở bờ sông đến năm 2030, tỉnh đã triển khai xây dựng 9 công trình kè tại các khu vực xung yếu, với tổng kinh phí trên 208 tỉ đồng. Riêng trong năm 2023, tỉnh Hậu Giang tiếp tục được Trung ương hỗ trợ 400 tỉ đồng để thực hiện 3 kè chống sạt lở với chiều dài 3.748m và đầu tư bố trí ổn định dân cư khu vực thiên tai, sạt lở bờ sông Cái Côn, huyện Châu Thành. Trung ương còn hỗ trợ 200 tỉ đồng để thực hiện tuyến kè kênh Lái Hiếu, phường Lái Hiếu, thành phố Ngã Bảy và kênh Nàng Mau, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp. Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết: Chính phủ rất quan tâm hỗ trợ cho Hậu Giang, trong đó có hai dự án mới đây là dự án kè chống sạt lở sông Lái Hiếu trên địa bàn thành phố Ngã Bảy với tổng mức đầu tư 50 tỉ đồng và kè chống sạt lở Tân Long với tổng mức đầu tư 150 tỉ đồng. Đây là công trình rất có ý nghĩa để hạn chế tối thiểu tình trạng sạt lở ở hai khu vực này.

Song song với các công trình kè kiên cố, tỉnh cũng phát động phong trào làm kè sinh thái chống sạt lở và đã mang lại hiệu quả thiết thực. Từ 3 mô hình chưa tới 400m tại huyện Phụng Hiệp và thành phố Ngã Bảy cách đây hơn 4 năm, đến nay toàn tỉnh đã phát triển được hệ thống kè sinh thái với chiều dài hơn 200km, chủ yếu tập trung trên tuyến kênh cấp 1, cấp 2 có biên độ triều dưới 2m.

Tại huyện Phụng Hiệp, đến cuối năm 2023, toàn huyện đã xây dựng hơn 50.000m2kè sinh thái, kinh phí trên 5 tỉ đồng, phần lớn đều do người dân thực hiện. Không chỉ gia cố những điểm sạt lở và nguy cơ sạt lở, nhiều hộ gia đình còn trồng thêm các loại cây xanh, vừa cải thiện kinh tế vừa hạn chế tình trạng xói mòn đất. Ông Võ Văn Tuấn, ở thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Mô hình sau khi thực hiện khoảng 3 năm sẽ có một bờ cây xanh, vừa mát mẻ, vừa phòng chống sạt lở hiệu quả”.

Mô hình kè sinh thái bảo về bờ kênh ở các địa phương trong tỉnh đang mang lại hiệu quả. Ảnh: T.TRÚC

Ông Nguyễn Văn Thiết, ở xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, cho biết thêm: “Hồi trước, tuyến kênh trước nhà rất nhỏ nhưng sạt lở dần ăn sâu vào đất liền, làm cho tuyến kênh ngày càng lớn ra, đường đi, đất sản xuất thì bị thu hẹp lại. Giờ mà không có động thái làm kè phòng chống thì sạt lở sẽ lấy hết đất”.

Theo Chi cục Thủy lợi Hậu Giang, chi phí thực hiện mỗi mét vuông kè sinh thái chỉ khoảng 150.000 đồng, bằng 1/10 so với kè bê tông. Kỹ thuật cũng đơn giản, hộ dân đều có thể tự làm. Đầu tiên là gia cố một lớp hàng rào cừ tràm, cây tre với số lượng 5 cây/m, cách mé kênh 2 đến 3m. Sau đó dùng lưới cước phủ mé, rồi vét đất dưới kênh đắp vào phía trong. Trên kè trồng các loại cây như: tràm, bần, cà na, dừa. Sau 2 đến 3 năm, cây phát triển đủ sức bảo vệ mé kênh và chống sạt lở, xói mòn đất hiệu quả.

Ông Trần Thanh Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang, cho biết: Đến thời điểm này, có thể khẳng định kè sinh thái phù hợp với Hậu Giang và ĐBSCL vừa chống sạt lở, vừa bảo vệ môi trường, sản xuất của người dân. Để thực hiện mô hình có hiệu quả phải tuân thủ quy tắc 4 đúng là đúng kỹ thuật, đúng thời điểm, đúng khu vực và đúng đối tượng là người dân tham gia, vì người dân hiểu được lợi ích và tham gia mới có hiệu quả.

Chủ động phòng ngừa

Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, trong kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang năm 2024, đã xác định biện pháp phi công trình là xây dựng phương án ứng phó sạt lở, sụt lún đất do hạn hán ở các cấp địa phương. Các địa phương rà soát, thống kê, lập phương án sơ tán, di dời dân khỏi vùng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất. Xây dựng, rà soát, cập nhật các bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở bờ sông, kênh rạch, sụt lún đất do hạn hán. Quản lý việc xây dựng nhà ở, công trình ven sông, kênh rạch đảm bảo hành lang an toàn, không làm gia tăng rủi ro sạt lở bờ sông, kênh rạch. Theo dõi, triển khai thực hiện xác định hành lang ổn định ven sông, cắm mốc ranh giới cảnh báo phạm vi sạt lở các tuyến sông, kênh chính trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác dự báo mưa như bổ sung các trạm đo mưa, tăng độ chính xác của bản tin dự báo mưa, đồng thời ứng dụng khoa học công nghệ bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến cảnh báo sớm. Tăng cường công tác thông tin, truyền tin, cảnh báo sớm về mưa lớn, sạt lở đến người dân. Tiến hành quy hoạch sử dụng đất để phục vụ công tác di dời dân, trồng rừng, phát triển nông nghiệp, bố trí dân cư an toàn gắn với sinh kế bền vững. Quản lý chặt chẽ, tăng cường kiểm tra, xử lý việc khai thác cát trái phép. Tổ chức di dời nhà cửa, tài sản khu vực nguy cơ cao, tổ chức cắm các biển hiệu cảnh báo ở khu vực nguy hiểm. Tuyên truyền, vận động Nhân dân, tổ chức cùng tham gia triển khai thực hiện xã hội hóa công tác phòng, chống sạt lở như: hộ gia đình tự xây dựng kè, nhân rộng mô hình “kè sinh thái phòng, chống sạt lở bờ sông, kênh rạch”. Bên cạnh đó còn thực hiện các biện pháp công trình là đầu tư xây dựng khu tái định cư, hỗ trợ di dời các hộ dân khu vực đã bị sạt lở và nguy cơ cao bị sạt lở. Đầu tư xây dựng công trình bảo vệ chống sạt lở bờ sông, kênh rạch...

Song song với các giải pháp về công trình và phi công trình, UBND tỉnh Hậu Giang cũng ban hành công văn yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tăng công tác quản lý trật tự xây dựng, nhất là đối với các công trình xây dựng ven sông, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm. Hội đồng nhân dân tỉnh cũng đã ban hành Nghị quyết số 10 về quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện bố trí ổn định dân cư trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2023-2025. Riêng đối với điểm nóng ở huyện Phụng Hiệp, khẩn trương tái khởi động dự án Khu tái định cư xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp. Dự án có tổng mức đầu tư gần 8 tỉ đồng, quy mô 8.390m2 với 59 nền.

Ông Lê Như Lê, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho biết: Việc bố trí cho các hộ dân tuyến kênh Nàng Mau thì huyện đã có danh sách và địa phương đã tiến hành họp dân. Theo phương án là người dân tháo dỡ nhà cửa, bàn giao lại mặt bằng, huyện sẽ bố trí cho người dân nền tái định cư trong khu tái định cư sạt lở. Nhà cửa của người dân sau khi tháo dỡ sẽ bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công làm kè chống sạt lở, vì khu vực này rất nguy hiểm, năm nào cũng xảy ra sạt lở làm mất an toàn cho người dân.

Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết thêm: “UBND tỉnh có những văn bản chỉ đạo các địa phương chủ động trong công tác phòng chống sạt lở. Trong đó, đặc biệt là tuyên truyền để người dân nắm bắt được tình hình diễn biến cực đoan của khí hậu, nguy cơ sạt lở để phòng tránh. Các hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở cao, chúng tôi vận động, tuyên truyền người dân nếu có đất ở thì di dời đến nơi ở mới, trường hợp khó khăn về đất ở thì chúng tôi chỉ đạo các địa phương xem xét để bố trí vào những khu dân cư vượt lũ nếu còn hoặc những khu tái định cư để làm sao ổn định cho người dân yên tâm trong quá trình sản xuất, sinh hoạt trong thời gian tới đây”.

Sạt lở đang diễn biến hết sức phức tạp và khó lường. Tỉnh và địa phương đã chủ động, quyết liệt triển khai nhiều giải pháp để ứng phó. Bên cạnh đó, người dân cũng cần chủ động, tự bảo vệ tính mạng và tài sản của gia đình trước sự rình rập của loại hình thiên tai cực đoan này.

T.TRÚC - D.KHÁNH

很赞哦!(7462)