Mở cửa sau 2 năm đóng băng
Sau chuỗi ngày đóng băng bởi Covid-19 và một khoảng thời gian thí điểm,ệtNammởthịtrườnggầntỷUSDđạigiaViệtbùngnổlanus từ 15/3, Việt Nam mở cửa hoàn toàn đón du khách quốc tế, đánh dấu sự quay lại mạnh mẽ hơn của ngành du lịch khi Việt Nam.
Theo SSI Research, ngành du lịch mở cửa sẽ thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và cải thiện lợi nhuận đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: du lịch lữ hành, lưu trú, vận tải du lịch.
Mặc dù vẫn còn các quy định để đảm bảo an toàn phòng dịch, nhưng với định hưởng mở cửa trở lại, đặc biệt với khách quốc tế của Việt Nam, đồng thời với việc mở cửa dần dần của các quốc gia khác trên thế giới, triển vọng hồi phục của ngành kể từ năm 2022 trở nên rõ ràng hơn.
Trong một động thái mới nhất nhằm hỗ trợ ngành du lịch, Chính phủ Việt Nam vừa ban hành Nghị quyết miễn thị thực 3 năm (kể từ 15/3) cho công dân 13 nước, bao gồm: Đức, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Anh và Bắc Ireland, Liên bang Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan và Belarus khi nhập cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú 15 ngày.
Việt Nam mở cửa cho du khách quốc tế, nhiều doanh nghiệp kỳ vọng tăng trưởng trở lại. |
Trước đó, từ 12/3/2020 Việt Nam tạm dừng việc miễn thị thực đơn phương với 8 nước châu Âu.
Theo SSI Research, số lượt khách khó có thể quay lại ngay mức trước dịch nhưng có thể xác định thời điểm khó khăn nhất của ngành du lịch đã rơi vào 2021. Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch, năm 2022, ngành du lịch đặt mục tiêu đón 65 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 5 triệu lượt khách quốc tế và 60 triệu khách nội địa. Tổng thu từ ngành du lịch ước đạt 400 nghìn tỷ đồng (17,4 tỷ USD).
Cần thời gian để việc mở cửa trở lại ngành du lịch phản ánh vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với đặc tính phản ánh kỳ vọng của thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu thường có xu hướng phản ứng trước so với diễn biến của lợi nhuận.
Đây là tín hiệu tích cực cho một ngành hưởng lợi từ việc mở cửa đón khách quốc tế trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam theo thế giới chứng kiến cơn bão bán tháo khiến đa số cổ phiếu giảm giá mạnh. Chỉ số VN-Index giảm khá mạnh xuống vùng thấp kể từ đầu năm và rời xa ngưỡng 1.500 điểm.
Trong vài phiên gần đây, dòng tiền có xu hướng đổ vào cổ phiếu một số nhóm ngành như hàng không, ngân hàng, vật liệu xây dựng và bất động sản.
Du lịch Việt Nam hấp dẫn khách quốc tế. |
Cổ phiếu tăng bùng nổ
Trong phiên giao dịch 15/3, cổ phiếu NVT của CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay tiếp tục tăng trần thêm 7% lên 16.900 đồng/cp, nhưng giao dịch với khối lượng rất ít do không có người bán. Dư mua giá trên lên hàng trăm nghìn đơn vị, nhưng dư bán trống trơn.
Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (NVT) thuộc nhóm lưu trú và du lịch, được hưởng lợi nhờ công suất thuê phòng hồi phục theo sự gia tăng của khách du lịch trong nước thời gian qua và kỳ vọng về sự tăng trưởng trở lại của khách quốc tế sau khi Việt Nam mở cửa du lịch từ 15/3.
Cổ phiếu NVT còn được hỗ trợ tích cực bởi thông tin nhóm cổ đông liên quan tới CTCP Nhựa Đồng Nai (DNP) có hành động thâu tóm cổ phần. Bên cạnh đó, thông tin “ông trùm BOT” Tasco trong tuần vừa qua thông qua chủ trương thành lập công ty con là Công ty TNHH Tasco Land và đầu tư vào Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay.
Cổ phiếu VTD của CTCP Du lịch Vietourist cũng tăng mạnh gần gấp đôi trong vòng tháng rưỡi qua, từ mức dưới 15.000 đồng/cp lên trên 26.000 đồng/cp.
Dòng tiền đổ vào cổ phiếu các nhóm ngành hưởng lợi từ việc mở cửa du lịch. |
Cổ phiếu Hãng hàng không VietJet (VJC) gần đây tăng mạnh và lên vùng đỉnh cao lịch sử, qua đó giúp nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo giàu kỷ lục với khổi tài sản lập đỉnh 3,2 tỷ USD và lọt top 950 người giàu nhất hành tinh theo đánh giá của Forbes. VietJet tăng mạnh với kỳ vọng ngành hàng không hưởng lợi trực tiếp từ việc Việt Nam mở cửa đón khách quốc tế từ 15/3.
Theo SSI Research, đối với nhóm du lịch, lữ hành, đây là lĩnh vực hưởng lợi trực tiếp nhờ số lượt khách hồi phục mạnh sau 2 năm chịu tác động từ đại dịch. Các cổ phiếu đáng chú ý gồm: CTCP Du lịch Vietourist (VTD), CTCP Du lịch Thành Thành Công (VNG), CTCP Tập đoàn Hoàng Kim Tây Nguyên (CTC), CTCP Cáp treo Núi Bà Tây Ninh (TCT).
Tuy nhiên, việc phát hành tăng vốn tại VTD sẽ làm suy giảm lợi nhuận đem về cho cổ đông trong bối cảnh nhu cầu phục hồi chậm. Trong khi đó đó, TCT gặp phải khó khăn trong cạnh tranh gay gắt với cáp treo Sunworld.
Nhóm lưu trú du lịch được hưởng lợi nhờ công suất thuê phòng hồi phục theo sự gia tăng của khách du lịch. Các cổ phiếu cần theo dõi bao gồm: Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (NVT), Tập đoàn Khách sạn Đông Á (DAH), CTCP Khách sạn và Dịch vụ OCH (OCH).
Nhóm vận tải du lịch hưởng lợi gián tiếp nhờ việc vận tải hành khách, vận tải hàng hóa trên các tuyến đường hàng không, đường sắt, đường bộ, đường biển... Tuy nhiên, với đặc tính vận tải, các cổ phiếu trong nhóm này chịu ảnh hưởng bởi việc giá xăng dầu đang duy trì ở mức cao. Các cổ phiếu hưởng lợi gồm cóVietnam Airlines (HVN), Vietjet (VJC), Superdong Kiên Giang (SKG), CTCP Vận tải Đường sắt Sài gòn (SRT), CTCP Vận tải Đường sắt Hà Nội (HRT).
M. Hà
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương sửa đổi các quy định, yêu cầu đối với khách du lịch nhập cảnh cho phù hợp với tình hình mới theo tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 7/3/2022.