【kết quả bolivia】Nữ giám đốc hết lòng vì xã viên
VÀI NÉT VỀ HTX
Mới thành lập hơn 2 năm nên Hội đồng quản trị,ữgiaacutemđốchếkết quả bolivia nhất là người đứng đầu HTX nông nghiệp Bù Gia Mập có rất nhiều việc phải làm. Hiện nay, HTX có 136 thành viên, với tổng diện tích cây điều 543,8 ha. Quản lý và chăm lo cho hàng trăm xã viên, trong đó 85% là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ là chuyện không đơn giản. Bởi lẽ, hầu hết bà con khi mới vào HTX vẫn làm ăn theo thói quen cũ, chưa tuân thủ quy trình khoa học - kỹ thuật. Trong khi đó, quyết tâm của Hội đồng quản trị là phải phấn đấu áp dụng quy trình sản xuất điều hữu cơ theo tiêu chuẩn Organic. Organic (sản phẩm hữu cơ) là những sản phẩm cây trồng không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp, bùn thải, sinh vật biến đổi gen, hoặc bức xạ ion. Một sản phẩm muốn đạt chứng nhận Organic phải tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt. Khó là vậy nhưng đến nay HTX đã có 105 thành viên, với 495,5 ha điều được công nhận đạt chuẩn Organic. Sản xuất điều hữu cơ, nông dân chấp nhận năng suất thấp hơn, công chăm sóc nhiều hơn nhưng bù lại sẽ có giá bán tốt hơn, được doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm và có chứng nhận. Vụ điều năm 2018, HTX đã bán 333,35 tấn điều organic và 135,6 tấn điều thường. HTX cũng đã tạm ứng và trả tiền điều cho bà con gần 2 tỷ đồng. Từ đó, nhiều hộ dân tộc thiểu số là xã viên HTX không còn phải đi vay mượn mỗi khi gia đình cần tiền tiêu dùng.
Bà Trần Thị Yến phơi điều trước nhà
Bà Trần Thị Yến cho biết, kết quả sản xuất 2 năm qua của HTX rất khả quan. Tuy vậy, khó khăn trước mắt còn nhiều, nhất là diễn biến thời tiết thời gian gần đây bất lợi cho cây điều nên năng suất và sản lượng giảm đáng kể. Diện tích canh tác của HTX không liền vùng, liền thửa nên khó khăn trong việc điều hành sản xuất. Vốn để HTX hoạt động hiện rất khiêm tốn, mặt bằng xây dựng trụ sở HTX, sân phơi điều, kho chứa sản phẩm... vẫn chưa có. Đặc biệt, HTX vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi theo chính sách ưu tiên của tỉnh vì chưa có tài sản thế chấp. Vượt qua những khó khăn trước mắt, năm 2019, HTX tiếp tục phấn đấu giữ vững số thành viên và diện tích đạt chuẩn Organic, đồng thời sẽ dự kiến tập huấn cho khoảng 200 thành viên để đánh giá công nhận đạt chuẩn Fair Trade (thương mại công bằng). HTX sẽ quyết tâm nâng cao sản lượng, chất lượng, ổn định giá cả hợp lý theo thị trường, đồng thời vận động các nhóm điều tập thể tham gia thành lập tổ hợp tác để làm mô hình điểm của HTX nông nghiệp Bù Gia Mập. HTX cũng sẽ vận động các hộ thành viên có vườn điều già, năng suất thấp cải tạo bằng phương pháp lai ghép hoặc trồng điều giống mới năng suất cao.
CHÂN DUNG NỮ GIÁM ĐỐC HTX
Nói đến bà Trần Thị Yến, hầu như người dân nào của 2 xã Đắk Ơ và Bù Gia Mập cũng biết. Người phụ nữ quê gốc ở Bình Dương nhưng đã gắn bó với mảnh đất vùng xa Đắk Ơ từ năm 1980. Bà trải qua thời gian dài với khá nhiều cương vị công tác tại xã Đắk Ơ, huyện Phước Long (cũ), cao nhất là Phó chủ tịch HĐND xã. Khi thành lập xã Bù Gia Mập, bà về làm Trưởng ban tài chính, rồi được tín nhiệm bầu làm Phó bí thư Thường trực Đảng ủy xã. Trước khi nghỉ hưu (năm 2010) bà là Chủ tịch UBND xã Bù Gia Mập. 8 năm sau ngày không làm việc ở xã nhưng bà vẫn chưa chịu “hưu”. Bà tham gia làm Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin xã Bù Gia Mập và từ năm 2016 đến nay là Giám đốc HTX nông nghiệp. Người phụ nữ trên 60 tuổi này vẫn miệt mài với công việc. Hiện gia đình bà có 11 ha đất trồng điều, hồ tiêu; kinh tế thuộc diện khá trong xã, bình quân thu nhập từ vườn cây đạt 500 triệu đồng/năm.
Điều đáng quý nhất ở bà và gia đình là luôn chăm lo cho người nghèo, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. 3 năm nay, gia đình bà nhận nuôi 4 hộ đồng bào nghèo, mỗi hộ 10kg gạo/tháng; giúp vốn không tính lãi để phát triển kinh tế gia đình 4 hộ với 70 triệu đồng từ năm 2011 đến nay chưa thu hồi vốn. Năm 2017, bà hỗ trợ xây dựng 1 căn nhà tình thương cho hộ nghèo; bình quân mỗi năm tặng 25 phần quà cho người dân khó khăn vào dịp tết Nguyên đán. Quan tâm chăm lo 3 hội viên chất độc da cam hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và trong năm 2017, bà đã vận động xây dựng được 1 căn nhà tình thương cho hội viên trị giá 35 triệu đồng...
Từ những thành tích và cống hiến, bà Trần Thị Yến đã được tặng nhiều bằng khen, giấy khen của UBND tỉnh và các cấp, ngành. Đặc biệt, với thành tích xuất sắc trong phong trào nông nghiệp, nông thôn, năm 2018 bà là một trong những nông dân xuất sắc của tỉnh Bình Phước vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.
Hà Thanh