【bongdaso.info】Người Đan Lai đầu tiên xin ra khỏi hộ nghèo, Tết mời cả bản liên hoan

Để vào trung tâm vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát tại bản Co Phạt,ườiĐanLaiđầutiênxinrakhỏihộnghèoTếtmờicảbảnliêbongdaso.info nơi 100% người Đan Lai là hộ nghèo sinh sống, Bí thư Đảng ủy xã Môn Sơn (huyện Con Cuông) Đặng Văn Thân bố trí sẵn 2 chiếc thuyền để đưa nhóm PV ngược dòng sông Giăng vào bản làng.

Hơn 2 tiếng đồng hồ di chuyển, con thuyền cập bến giữa đại ngàn xanh biếc núi rừng. Bám theo đường đất, đi vào trung tâm bản Co Phạt, các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng gác trạm chỉ dẫn đoàn tới gia đình tiên phong, tự nguyện viết đơn ra khỏi hộ nghèo đang được nhiều người nơi đây thán phục, ca tụng.

W-song-giang-4-1.jpg
Để vào bản Co Phạt phải đi bằng thuyền rất khó khăn. Ảnh: Quốc Huy

Người Đan Lai chỉ biết săn bắn, hái lượm dựa vào rừng

Ông La Văn Linh (SN 1962), Bí thư Chi bộ bản Co Phạt, xã Môn Sơn chia sẻ, toàn bản có 126 hộ, với 518 nhân khẩu. Tất cả đều là hộ nghèo, sống biệt lập hàng chục năm qua ở giữa tán rừng Pù Mát. Cuộc sống từ trước đó hoàn toàn dựa vào rừng, người Đan Lai chỉ biết săn bắt, hái lượm và sống rải rác ở rất nhiều nơi.

Người dân ở bản đi lại chủ yếu bằng đường sông, tuyến đường bộ đi lại hết sức vất vả. Trình độ dân trí còn rất thấp, con cái học hành còn thua thiệt nhiều so với khu vực bên ngoài.

W-song-giang-10-1.jpg
Hầu hết nhà cửa của đồng bào người Đan Lai ở bản Co Phạt đều lợp bằng lá. Ảnh: Quốc Huy

Vậy nhưng, trong suốt nhiều năm qua, được sự quan tâm của các cấp xã, huyện và Bộ đội Biên phòng hướng dẫn cho bà con làm kinh tế như trồng trọt (lúa, ngô, khoai), chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm nên đã mang lại thu nhập tốt hơn mà không phải dựa nhiều vào núi rừng.

“Mọi người trước đây sống rải rác khắp nơi dưới tán rừng, nhưng bây giờ ở lại tập trung. Người dân không còn vào rừng săn bắn, hái lượm. Nhờ hướng dẫn của chính quyền các cấp, người dân biết chăn nuôi và trồng trọt. Cuộc sống của người dân trong thôn bản đã bắt đầu thay đổi” - ông Linh vui vẻ kể.

W-song-giang-8-1.jpg
Ông La Văn Linh (áo trắng) cùng cán bộ Bộ đội Biên phòng tại bản Co Phạt ở vùng biên giới đến chia sẻ cùng đoàn công tác. Ảnh: Quốc Huy

Từ hơn 7 năm trước, ông La Văn Linh cùng gia đình đã nuôi ý chí, quyết tâm vươn lên làm kinh tế để gia đình sớm thoát cảnh hộ nghèo. Theo đó, từ năm đầu, gia đình ông Linh nuôi 1 rồi đến 2 con bò. Mỗi năm tăng lên thêm 3 - 4 con, cộng thêm đàn lợn và gà cũng tăng theo. 

Trong suốt 7 năm qua, gia đình ông Linh đã nuôi và bán đi 15 con trâu, bò, chưa kể một số đàn lợn, gà thả trên nương rẫy. Ngoài ra, áp dụng khoa học trong việc trồng lúa nước, mỗi vụ mùa gia đình ông Linh trồng 1ha, cho thu hoạch khoảng 3 - 4 tấn lúa.

Họp bàn viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo

Vợ chồng ông La Văn Linh và bà La Thị Kim có 5 người con (1 trai và 4 gái). Các con ông là những người đầu tiên rời bản làng đi làm ăn xa. Các con của ông hiểu nỗi vất vả, gian lao khi sinh sống ở khu vực “biệt lập” hay còn gọi là vùng lõi tán rừng, chịu rất nhiều thiệt thòi. 

Ông Linh chia sẻ, trước lúc viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo, biết gia đình vẫn còn nhiều khó khăn nhưng nhìn nhiều hộ khác trong bản còn vất vả hơn. Thế nên, hai vợ chồng bàn bạc, thống nhất cùng các con viết lá đơn gửi lên UBND xã Môn Sơn xin trả lại sổ hộ nghèo.

W-song-giang-7-1.jpg
Ông La Văn Linh cười vui vẻ khi kể về Tết này sẽ mời cả bản liên hoan khi đã thoát ra được khỏi hộ nghèo. Ảnh: Quốc Huy

“Viết đơn xin thoát nghèo là không muốn nhà nước phải hỗ trợ cho gia đình mình như trước đây. Bản thân gia đình cũng muốn là tấm gương cho nhiều gia đình khác quyết tâm vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Ai cũng phải phấn đấu vượt khó, xây dựng cuộc sống gia đình cho con cháu có tương lai, được học hành có kiến thức và trở về làm giàu cho quê hương” - ông Linh tâm sự sau khi viết lá đơn xin ra khỏi hộ nghèo.

Cũng theo ông Linh, gia đình luôn trăn trở từ 7 năm trước là “làm sao để trả được 2 chữ hộ nghèo càng sớm càng tốt. Hộ nghèo đã theo gia đình suốt 30 năm qua. Có nhiều lần định viết đơn nhưng lúc đó chưa thực sự thoát được cái nghèo. Giờ thì thấy rằng đã thoát được hộ nghèo, nay xin trả lại cuốn sổ hộ nghèo cho xã...” - ông Linh vui vẻ chia sẻ.

Khi chính thức trả được sổ hộ nghèo vào những ngày cuối năm 2023, đón xuân Giáp Thìn 2024, ông Linh công bố thẳng thắn với Bí thư Đảng ủy xã Môn Sơn cùng các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng là Tết này sẽ liên hoan lớn, mở tiệc chiêu đãi người dân trong bản và cán bộ phụ trách địa bàn khó khăn này.

W-song-giang-9-1.jpg
Ông La Văn Linh - Bí thư Chi bộ bản Co Phạt là 1 trong 2 hộ người Đan Lai đầu tiên viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo. Ảnh: Quốc Huy

“Tết năm nay có 4 người con về chung vui ăn Tết cùng với bố mẹ. Gia đình chuẩn bị một con me (con bò nhỏ - PV) để chào xuân Giáp Thìn, mời bà con trong bản làng thân thiết, cán bộ thân tình đến chung vui ăn uống cùng gia đình. 

Ngày Tết vừa ăn uống, vừa bàn tính kế giúp nhau làm ăn, vươn lên thoát nghèo để năm mới phát triển hơn năm cũ đã qua” - nụ cười vui sướng trên khuôn mặt sạm nắng của ông La Văn Linh khiến ai chứng kiến cũng xúc động, mừng cho ông và gia đình trong ngày này năm mới.

Bà Vi Thị Lý - Phó Chủ tịch UBND xã Môn Sơn cho biết, đặc thù ở bản Co Phạt giao thông đi lại khó khăn, hàng hoá sản xuất ra tiêu thụ không được thuận lợi và nhiều bất cập. Một số hộ làm ăn giỏi như ông Linh, ông Liễu và ông Đường.

W-ho-ngheo-1-1.jpg
Bà Vi Thị Lý - Phó Chủ tịch UBND xã Môn Sơn. Ảnh: Quốc Huy

“Trong thời gian qua, cấp ủy đảng thường xuyên tuyên truyền, giúp người dân không ngừng tăng gia sản xuất, sớm vươn lên thoát nghèo. Ông Linh vừa là già làng, bí thư chi bộ ở bản đã có nguyện vọng sớm được thoát nghèo. Không chỉ có ông Linh, ở bản Co Phạt còn có gia đình ông Đường cũng đã viết đơn tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo cùng một thời điểm” - bà Lý chia sẻ.

Bí thư Đảng ủy xã Môn Sơn (huyện Con Cuông) Đặng Văn Thân nói thêm, gia đình ông La Văn Linh và ông Lê Văn Đường là 2 hộ viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo đầu tiên ở bản Co Phạt. Đó là sự nỗ lực vươn lên của cả gia đình các hộ dân suốt nhiều năm qua trong sản xuất và chăn nuôi.

"Từ tấm gương của 2 gia đình nêu trên, hy vọng từng người dân ở bản Co Phạt sẽ không ngừng cố gắng, sớm đổi mới tư duy làm giàu ở vùng khó khăn, với mong mỏi vươn lên thoát nghèo bền vững" - ông Thân chia sẻ.