“Máy cắt băm khóm liên hợp với máy kéo” là sản phẩm do Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu để ứng dụng tại vùng trồng khóm Cầu Đúc của tỉnh,ếcmyhữuchchongườitrồkết quả bóng đá đức tối qua được kỳ vọng giúp người nông dân ứng dụng cơ giới hóa, nâng cao hiệu quả canh tác khóm trong thời gian tới.
“Máy cắt băm cây khóm liên hợp trên máy kéo” hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm, kỳ vọng của ngành chức năng, địa phương và người dân.
Góp phần ứng dụng cơ giới hóa trong canh tác khóm
Là một trong những loại cây trồng đặc trưng của tỉnh, khóm Cầu Đúc luôn được quan tâm, trợ lực về nhiều mặt. Không chỉ tập trung nâng cao năng suất, chất lượng, xây dựng thương hiệu cho trái khóm, tỉnh còn tăng cường ứng dụng cơ giới hóa vào canh tác. Trong bối cảnh nhân công lao động tại địa phương ngày càng khan hiếm, việc ứng dụng cơ giới hóa trên cây khóm nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung càng trở nên tất yếu và cấp thiết.
Tuy nhiên hiện nay, tỷ lệ ứng dụng cơ giới hóa trong canh tác khóm tại Hậu Giang còn khá hạn chế. Theo kết quả khảo sát tại 280 hộ trồng khóm ở thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ vào năm 2019, cho thấy, tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất chỉ đạt 69,8%; khâu tưới tiêu đạt 85% và khâu phun thuốc đạt 100%. Các tỷ lệ này tuy có tăng qua từng năm nhưng chưa cơ giới hóa toàn phần mà còn phụ thuộc vào sức người hỗ trợ. Các khâu còn lại hầu như chưa ứng dụng cơ giới hóa.
Đặc biệt, khâu làm đất hiện đang tiêu tốn khá nhiều thời gian và chi phí của người nông dân. Để phá khóm cũ chuyển sang vụ trồng mới, người nông dân phải phun thuốc để cây chết. Sau đó, đốt trực tiếp, gom đống đốt hoặc ném cây khóm xuống mương nước chờ phân hủy rồi phủ lên trên liếp để bổ sung dưỡng chất và giữ ẩm cho đất. Các giải pháp này đều tốn công lao động và dễ gây ô nhiễm môi trường nước. Ở khâu làm đất, người dân chủ yếu cơ giới hóa bằng cách sử dụng máy xới 2 bánh công suất nhỏ, còn các loại máy công suất lớn khó áp dụng với điều kiện địa hình nơi đây.
Để khắc phục tình trạng này, năm 2019, tỉnh đã triển khai đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy cắt băm cây khóm liên hợp với máy kéo phục vụ vùng trồng khóm Cầu Đúc tỉnh Hậu Giang”. Đề tài do Ths. Trần Tấn Hậu làm chủ nhiệm, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long là tổ chức chủ trì.
Kỳ vọng là “cánh tay đắc lực” của người trồng khóm
Thực hiện đề tài, ban chủ nhiệm đã thiết kế, chế tạo “Máy cắt băm cây khóm liên hợp trên máy kéo”, có chức năng vừa cắt, băm cây khóm, vừa phun nấm Trichoderma và xới đất. Với 3 phần chính là đĩa cắt, dao cắt và trục cắt, bộ phận cắt có nhiệm vụ cắt đứt gốc cây khóm và đẩy khóm vào bộ phận băm. Sau khi đã được băm nhuyễn tại bộ phận băm, cây khóm sẽ được phun lại trên bề mặt luống. Bộ phận phun nấm Trichoderma sẽ phun ướt đều khóm đã băm, giúp khóm phân hủy nhanh. Các bộ phận này được liên hợp với máy kéo 2 bánh loại nhỏ, có ghế ngồi và bánh phụ để di chuyển. Phía sau máy còn có bộ phận xới đất, giúp khóm sau khi băm và phun thuốc được trộn với đất, tạo điều kiện cho nấm hoạt động tốt hơn.
Máy được thiết kế có bề rộng cắt là 0,8m, năng suất máy làm việc từ 0,1 đến 0,2ha mỗi giờ. Sau 15 ngày được cắt phun, khóm sẽ phân hủy, góp phần cung cấp dưỡng chất cho đất, sẵn sàng để người nông dân bắt đầu một vụ trồng mới. Máy có kết cấu khá nhỏ, gọn, phù hợp với điều kiện địa hình đất trồng khóm tại tỉnh. Nguyên lý sử dụng của máy cũng đơn giản, giúp người nông dân dễ dàng vận hành trong việc canh tác của gia đình hoặc cho thuê làm dịch vụ tại địa phương. Do đó, qua những lần tổ chức hội thảo, trình diễn ở vùng trồng, chiếc máy nhận được rất nhiều sự quan tâm, góp ý của người nông dân.
Theo ông Trần Văn Bá, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp - Thương mại dịch vụ Thạnh Tiến: “Nhân công lao động ở thôn quê đang rất là hiếm. Chiếc máy này nếu hoàn thiện và làm tốt, sẽ giúp giảm nhẹ chi phí canh tác khóm ở địa phương, giảm được mức độ thiếu nhân công và ổn định được kinh tế của từng hộ trồng khóm. Vì vậy, chúng tôi ai cũng thích chiếc máy này và mong máy sớm hoàn thiện để mang về sử dụng”. Từ đó, người trồng khóm tại Hậu Giang sẽ có thêm một “cánh tay đắc lực” được thiết kế, chế tạo cho riêng mình.
Tuy nhiên, “Máy cắt băm khóm liên hợp với máy kéo” hiện vẫn đang trong giai đoạn khảo nghiệm và đánh giá khả năng hoạt động. Ths. Trần Tấn Hậu, chủ nhiệm đề tài, cho biết: “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ hoàn thiện báo cáo để chuẩn bị nghiệm thu đề tài, bàn giao kết quả nghiên cứu cho cơ quan quản lý là Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh. Tiếp tục chỉnh sửa sản phẩm nếu có giai đoạn 2”. Kỳ vọng từ kết quả nghiên cứu của một đề tài, sản phẩm này sẽ sớm hoàn thiện và có mặt trên thị trường để phục vụ rộng rãi nhu cầu của người trồng khóm tại tỉnh.
Bài, ảnh: ĐANG THƯ