【dự đoán xổ số bình thuận wap】Cần có chế tài đủ mạnh để hạn chế hiểm nguy cho nhà báo!
BP - Gần đến ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21-6),ầncoacutechếtagraveiđủmạnhđểhạnchếhiểdự đoán xổ số bình thuận wap “dân làm báo” lại cảm thấy phấn chấn, tự hào khi nghề mà mình chọn và theo đuổi được nhiều người trân trọng, phần nào có ích cho xã hội. Và cùng với đó, hầu như ai cũng biết không ít trường hợp, nghề báo khá nguy hiểm. Đặc biệt với phóng viên (PV) thuộc mảng điều tra, chống tham nhũng, tiêu cực và tệ nạn xã hội. Tuy vậy, khi nghe thông tin PV Báo Giao thông bị hành hung, cướp dụng cụ tác nghiệp thì những người trong nghề lại không khỏi chạnh lòng, buồn lo về nghề!
Dublin những năm giữa thập niên 90 là thời kỳ lộng hành của nhiều băng đảng tội phạm. Veronica Guerin, nữ nhà báo người Ailen, đã khám phá ra tội ác của những tên trùm ma túy và đã bị chúng sát hại vào năm 1997 khi phanh phui tội ác. Qua câu chuyện của cô, những khía cạnh lớn của nghề báo đã được bộc lộ: Một nghề vinh quang nhưng cũng đầy rẫy hiểm nguy. |
Chuyện xảy ra vào ngày 8-6, 2 PV Vĩnh Phú và Linh Hoàng của Báo Giao thông đang tác nghiệp tại cầu Tăng Long, phường Long Trường, quận 9, TP. Hồ Chí Minh thì bị một nhóm đối tượng xông đến đánh đập, cướp máy quay phim. Chuyện PV bị hành hung không phải hiếm vì gần như năm nào cũng xảy ra.
Đơn cử, năm 2007 ở Bình Phước xảy ra vụ hành hung PV Đài Phát thanh - Truyền hình khi họ điều tra theo đơn tố cáo của công dân tại địa bàn xã Long Hưng (Bù Gia Mập). Một nhóm người túm cổ áo, đánh đập, đạp phóng viên ngã lăn xuống vực sâu 2m và cướp băng video. Năm 2010, khi đang tác nghiệp, 2 PV Thái Duy và Mỹ Phương của Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương cũng bị nhân viên quán cà phê Karum - Kim hành hung, giật máy quay phim. Cũng thời điểm này, PV Trần Thế Dũng của Báo Người lao động bị côn đồ hành hung dã man ở Lạng Sơn. Tháng 2-2012, PV Đài Phát thanh - Truyền hình Cần Thơ bị hành hung khi tác nghiệp theo đơn thư bạn đọc. Đến tháng 5-2012, 2 PV của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) tác nghiệp tại vụ cưỡng chế đất ở xã Xuân Quan, huyện Văn Giang (Hưng Yên) bị chính lực lượng công vụ hành hung gây thương tích. Tháng 11-2014, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Lương Tài (Bắc Ninh) cản trở PV tác nghiệp đã bị giáng chức...
Những hành động của nhóm đối tượng hoặc cá nhân trên cho thấy, không kể thành phần, trình độ, chức vụ... đều ngang nhiên thể hiện sự coi thường luật pháp. Qua đó cũng nói lên một điều chưa có biện pháp bảo vệ, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của PV khi tác nghiệp, giúp nhà báo an tâm thực thi nhiệm vụ.
Xã hội càng nhiều “điểm nóng” thì nguy cơ nhà báo bị tấn công, hành hung, xúc phạm, cản trở càng cao, với nhiều hình thức từ làm nhục, khống chế đến bắt giữ trái phép, thậm chí sát hại... Chính vì xử lý việc cản trở, tấn công nhà báo chưa nghiêm, chưa triệt để nên không đủ sức răn đe; chế tài chưa đủ mạnh nên vẫn còn tiếp diễn cảnh những kẻ xem thường pháp luật, “nói chuyện” với nhà báo bằng “luật rừng”. Và đơn giản nhất là đường dây nóng giữa công an và báo chí để phối hợp ngăn chặn các vụ gây khó dễ, cản trở, hành hung nhà báo khi tác nghiệp... đến nay vẫn chưa được thiết lập.
Mô hình và tổ chức bảo vệ nhà báo trên thế giới Ở Amenia, Điều 164, Bộ luật Hình sự có “Tội cản trở các hoạt động nghiệp vụ hợp pháp của nhà báo”. Tăng nặng hình phạt đối với các hành vi tấn công hoặc đe dọa xâm phạm cuộc sống, sức khỏe của nhà báo và các thành viên trong gia đình nhà báo với mức phạt gấp 250-450 lần lương cơ bản, hoặc lao động cải tạo 2 năm hoặc phạt tù tới 5 năm. Năm 2006, thành lập Văn phòng công tố đặc biệt về các tội danh chống lại nhà báo. Năm 2009, Chính phủ Mexico bổ sung “Tội xâm phạm quyền tự do thông tin được thực hiện thông qua hoạt động báo chí” vào Bộ luật Hình sự liên bang. Tổ chức Quốc tế các nhà báo (OIJ) là tổ chức chính trị và nghề nghiệp quốc tế, tập hợp rộng rãi các tổ chức báo chí của hơn 120 nước, thành lập vào năm 1946, tại Côpenhaghen (Đan Mạch). Mục tiêu của OIJ là đoàn kết các nhà báo quốc tế thực hiện tự do báo chí, phấn đấu cho độc lập dân tộc, hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc và cộng đồng, chống chiến tranh, bạo lực, phân biệt chủng tộc, bảo vệ các nhà báo bị đàn áp hoặc gặp khó khăn khi làm nhiệm vụ. Liên đoàn quốc tế các nhà báo (IFJ) là tổ chức có trụ sở ở thủ đô Brussels - Bỉ, đại diện cho hơn 600 ngàn nhà báo ở 131 nước. Đây cũng là 1 tổ chức hoạt động mạnh mẽ nhằm bảo vệ sự an toàn của các nhà báo. |
Ngọc Tú