【bảng điểm bóng đá anh】Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án đường bộ cao tốc quan trọng quốc gia
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 1250/CĐ-TTg ngày 29/12/2022 chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đường bộ cao tốc quan trọng quốc gia, trọng điểm.
Công điện gửi Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hưng Yên, Bắc Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau, Đắk Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Tây Ninh.
Công điện nêu rõ: Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã định hướng đột phá chiến lược về "Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội", trong đó xác định ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông. Đồng thời, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 đã đặt mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc. Quốc hội, Chính phủ đã ưu tiên tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống đường bộ cao tốc trên cả nước.
Triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ về đầu tư xây dựng các dự án đường bộ cao tốc, Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đã chủ trì họp hằng tháng để chỉ đạo triển khai các dự án, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc. Nhìn chung, các dự án đường bộ cao tốc đã được Bộ Giao thông vận tải và các địa phương tập trung triển khai thực hiện, tiến độ được cải thiện rõ rệt.
Để hoàn thành các dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Giao thông vận tải và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố có đường cao tốc đi qua tập trung chỉ đạo:
1. Chính quyền các địa phương tập trung thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đúng quy định của pháp luật, bảo đảm người dân bị thu hồi đất có chỗ ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, nhất là về hạ tầng, y tế, giáo dục, văn hóa…
2. Đối với các gói thầu xây lắp, tư vấn thực hiện lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định thầu: yêu cầu các chủ đầu tư thực hiện chỉ định thầu đúng pháp luật, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, thất thoát, lãng phí; các nhà thầu được lựa chọn phải bảo đảm năng lực, kinh nghiệm để bảo đảm chất lượng, hiệu quả công trình, dự án; các nhà thầu tư vấn cần thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm trong khảo sát, lập dự toán, giám sát thi công các gói thầu; chịu trách nhiệm theo đúng quy định pháp luật nếu để xảy ra sai phạm. Các cơ quan có thẩm quyền liên quan thường xuyên giám sát, kiểm tra, đôn đốc tiến độ, chất lượng và thực hiện đúng pháp luật.
3. Bộ Giao thông vận tải và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố được giao là cơ quan chủ quản chủ động thực hiện các cơ chế đặc thù đã được cấp có thẩm quyền cho phép, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vướng mắc, khó khăn, bất cập.
4. Yêu cầu các địa phương, các nhà đầu tư, nhà thầu xây lắp thực hiện quản lý, cấp phép và khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo đúng Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ; nghiêm cấm các hành vi tiêu cực, cản trở hoạt động khai thác vật liệu làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án đường bộ cao tốc.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện các yêu cầu nêu trên và các chỉ đạo tại các phiên họp Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả các dự án đường bộ cao tốc./.
Theo baochinhphu.vn