TheườngHảiquanViệtNamTậptrungnguồnlựcchocôngtácđàotạbong đa 7mo báo cáo của Trường Hải quan Việt Nam, tính đến 30-6, Nhà trường đã mở được 13 lớp với số lượng 980 lượt học viên đạt 40% kế hoạch, trong đó có 9 lớp nghiệp vụ hải quan dành cho công chức mới tuyển dụng với 545 lượt học viên, đạt 93,8% kế hoạch của cả năm 2013 được giao đối với lớp nghiệp vụ hải quan dành cho công chức tuyển mới.
Được biết, năm 2013, Trường Hải quan Việt Nam được giao nhiệm vụ chủ trì 47 lớp, đào tạo cho 2.690 lượt học viên, trong đó lớp nghiệp vụ hải quan dành cho công chức tuyển mới được giao đào tạo 15 lớp với 580 lượt học viên.
Theo ông Phan Công Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường Hải quan Việt Nam, không chỉ tổ chức đào tạo tại cơ sở chính mà nhà trường còn tổ chức đào tạo 2 khóa tại TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương. Bên cạnh đó, công tác đào tạo chuyên sâu của nhà trường có nhiều nét mới như: lớp đào tạo Thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành Hải quan, lớp đào tạo ngạch, đào tạo nghiệp vụ khai hải quan cho cộng đồng DN.
Bên cạnh đó, kết quả học tập của học viên được nâng cao về cả chất và lượng, thành tích học tập cũng như ý thức học tập, chấp hành kỷ cương, kỷ luật chiếm tỷ lệ cao. Trong đó, tỷ lệ học viên đạt loại xuất sắc chiếm 25,7%, loại giỏi 47,7%, loại khá 19,8%, trung bình 6,8%; 91,6% xếp loại rèn luyện tốt và 8,4% rèn luyện khá.
Ông Phan Công Sơn cho biết, trong quá trình giảng dạy, các tài liệu biên soạn từ năm 2011, một số nội dung đã trở nên lạc hậu bởi các văn bản của Ngành thường xuyên thay đổi. Do đó, trong 6 tháng cuối năm, nhà trường sẽ bắt tay tiến hành chỉnh sửa tài liệu đào tạo nghiệp vụ hải quan cho phù hợp với nhu cầu thực tế.
Hiệu trưởng Nguyễn Đình Phiên trao Giấy khen cho các cá nhân đạt thành tích suất sắc 6 tháng đầu năm |
Những tháng cuối năm 2013, Trường Hải quan Việt Nam quyết tâm và xác định hoàn thành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Hải quan với 47 lớp học, 2.690 lượt học viên; Hoàn thành đề án, đề tài “Nâng cao năng lực của Trường Hải quan Việt Nam đến năm 2020”; Cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, đánh giá, thi cử nghiêm túc đảm bảo “học thật, thi thật” giúp cho học viên có được những kiến thức và kỹ năng thiết thực để vận dụng thực thi nhiệm vụ khi trở về đơn vị.
Bên cạnh đó, Trường Hải quan Việt Nam sẽ thực hiện chương trình đưa giảng viên trẻ đi thực tế tại địa phương để nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ...
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Công Bình biểu dương những kết quả mà lãnh đạo, tập thể cán bộ, viên chức Nhà trường đạt được trong 6 tháng đầu năm.
Về thực hiện các mục tiêu, giải pháp những tháng cuối năm, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Công Bình cho rằng, Trường Hải quan Việt Nam cần tập trung mọi nguồn lực cho công tác đào tạo nhằm hoàn thành Đề án, đề tài “Nâng cao năng lực của Trường Hải quan Việt Nam đến năm 2020”; Hoàn thành khung chương trình đào tạo nghiệp vụ hải quan dành cho công chức tuyển mới và đào tạo chuyên ngành.
Bên cạnh đó, Nhà trường cần tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, đưa đề tài nghiên cứu vào giảng dạy cũng như nghiên cứu các đề tài mới; Tập trung rà soát các chương trình chuyên sâu, chuyên ngành thành hệ thống bài giảng, đặc biệt chú ý các chương trình riêng như mã HS, trị giá, C/O…
Đảo Lê