【nhan dinh mancity】Kế hoạch xin Đức 10 tỷ EUR của Intel bất thành

Intel dự kiến được nhận 6,ếhoạchxinĐứctỷEURcủaIntelbấtthànhan dinh mancity8 tỷ USD hỗ trợ từ chính phủ cho nhà máy sản xuất bán dẫn mới tại Magdeburg. Tuy nhiên, hãng lại muốn nhận khoảng 10 tỷ EUR do chi phí năng lượng và xây dựng cao hơn.

Trong cuộc phỏng vấn với Financial Times, Bộ trưởng Lindner cho biết, phản đối mức tăng. “Không có thêm tiền trong ngân sách hiện tại. Chúng tôi đang cố gắng củng cố ngân sách vào lúc này, không phải mở rộng”, ông nói.

Intel muốn xin thêm ngân sách cho nhà máy chip 17 tỷ EUR tại Đức. (Ảnh: Reuters)

Dự án của Intel là khoản đầu tư nước ngoài lớn nhất trong lịch sử Đức thời hậu chiến, đóng vai trò then chốt trong kế hoạch tăng gấp đôi thị phần bán dẫn của EU từ chưa tới 10% ngày nay lên 20% năm 2030. Một số quan chức chính phủ Đức, bao gồm Bộ trưởng kinh tế Roberg Habeck, nghĩ Berlin phải tìm cách theo kịp mức độ hỗ trợ khổng lồ của chính quyền Mỹ trong Đạo luật CHIPS và Khoa học. Trong đó, Mỹ cam kết hỗ trợ 52 tỷ USD để thúc đẩy sản xuất bán dẫn nội địa.

Dù vậy, các nhà kinh tế học Đức lại tranh luận số tiền hỗ trợ lãng phí tiền thuế của người dân. Ngoài ra, còn có lo lắng về tham vọng giảm lệ thuộc vào nhà cung ứng châu Á của Đức là giấc mơ viển vông do sự phức tạp của chuỗi cung ứng trong ngành công nghiệp chip.

Đòi hỏi của Intel gây chia rẽ trong chính quyền Đức, theo Financial Times. Thủ tướng Olaf Scholz và Habeck được cho là cởi mở với tăng hỗ trợ tài chính, dựa trên các dấu hiệu cho thấy Intel có thể tăng tổng vốn đầu tư vào nhà máy.

Song, Lindner phản đối và tự nhận “không thích các khoản trợ cấp”. Ông tuyên bố sẽ chống lại mức tăng hỗ trợ cho Intel, ngay cả khi công ty muốn mở rộng dự án.

Tháng này, Bộ trưởng kinh tế trao đổi với các phóng viên rằng, dù chính phủ ưu tiên dự án Intel, “tiền trợ cấp luôn được người nộp thuế trả, vì vậy chúng tôi phải cân nhắc cẩn thận”. Ngoài ra, bất kỳ khoản tài trợ nào cho Intel đều phải có sự chấp thuận của EU theo quy tắc của khối.

Intel từ chối bình luận về quan điểm của Lindner và chỉ cho biết, có khoảng cách lớn về chi phí, công ty đang làm việc với chính phủ để xử lý.

Trước những gợi ý chính phủ có thể hỗ trợ Intel bằng cách bán điện giá rẻ, Lindner chia sẻ “có vài tùy chọn đang được xem xét” nhưng nội các vẫn chưa đưa ra ý kiến. “Song nói về ngân sách, chúng tôi đã đạt đến giới hạn của mình”, ông bổ sung.

(Theo FT)

Công ty Trung Quốc: Lấy chip Intel, dán mác đặt tên, thành hàng ‘nội địa’

Công ty Trung Quốc: Lấy chip Intel, dán mác đặt tên, thành hàng ‘nội địa’

Nhà sản xuất máy tính Trung Quốc Powerleader Computer System đang bác bỏ cáo buộc bộ xử lý trung tâm (CPU) mới của họ là một con chip Intel cũ được ngụy trang, nói rằng sản phẩm được phát triển với “sự hỗ trợ” từ gã khổng lồ sản xuất chip Mỹ.