Cụ thể,ụcThuếTPHCMGiảiđápnhiềuvướngmắcchoDNvềhóađơtỷ lệ bóng đá hạng 2 đức trả lời câu hỏi của Công ty Nippon Express về việc DN phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) hay lập phiếu xuất kho trong vận chuyển nội bộ trong trường hợp công ty logistics vận chuyển hàng từ nhà cung cấp đến một trung tâm phân phối cho khách hàng của nhà cung cấp đó? Bà Trần Thị Lệ Nga, Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM khẳng định, về mặt nguyên tắc hàng hóa đã xuất ra khỏi kho để chuyển cho khách hàng bắt buộc phải xuất hóa đơn GTGT.
Theo bà Trần Thị Lệ Nga, thời gian qua, Cục Thuế TP.HCM đã tiếp nhận văn bản của một số DN như Vinamilk, Unilever thắc mắc về các nội dung tương tự. Cục Thuế sẽ làm văn bản hướng dẫn trực tiếp đối với từng trường hợp cụ thể và để đưa lên website của Cục Thuế để các nhà cung cấp khác có ký hợp đồng 3 hoặc 4 bên với khách hàng trong trường hợp như vậy thực hiện thống nhất.
Giải đáp thắc mắc của Công ty Lê Bảo Minh và một số DN khác liên quan đến việc lập hóa đơn đối với các khoản chi hỗ trợ cho nhà phân phối, ông Nguyễn Văn Thiện, Trưởng phòng tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế Cục Thuế TP.HCM cho biết, về nguyên tắc đối với các khoản chi hỗ trợ cho nhà phân phối mà không có kèm theo điều kiện thì nhà phân phối chỉ phải lập chứng từ thu chi chứ không phải lập hóa đơn cho nhà cung cấp, còn đối với các khoản chi hỗ trợ có kèm điều kiện như tăng doanh thu hoặc thực hiện các hoạt động tiếp thị... thì nhà phân phối phải xuất hóa đơn cho nhà cung cấp để hạch toán chi phí.
Trả lời một DN về có được xuất hóa đơn cố định theo tháng đối với dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu thực hiện cho khách hàng nước ngoài được trả phí cố định mỗi tháng và khách hàng trả tiền trước, bà Trần Thị Lệ Nga, cho biết: Theo quy định đối với dịch vụ, thời điểm xuất hóa đơn là thời điểm dịch vụ đã hoàn thành, trong trường hợp dịch vụ chưa hoàn thành có thu tiền trước thì vẫn phải xuất hóa đơn lên doanh thu để tính thuế GTGT, còn đối với dịch vụ đã hoàn thành thì không căn cứ đã thanh toán hay chưa thanh toán vẫn phải lập hóa đơn GTGT và lên doanh thu tính thuế GTGT và thuế Thu nhập DN (TNDN).
Giải đáp thắc mắc của một DN khác về việc bán hàng online trên fabook cho nhiều khách lẻ có thể lập bảng kê vào cuối ngày để ghi nhận doanh thu theo tháng được không? đại diện Cục Thuế TP.HCM cho biết, đối với hàng hóa dịch vụ có trị giá dưới 200.000 đồng thì được phép lập bảng kê cuối ngày để lên hóa đơn chung trong ngày hôm đó, còn đối với các hàng hóa dịch vụ có trị giá trên 200.000 đồng thì bắt buộc phải lập hóa đơn cho từng giao dịch.
Cũng liên quan đến hóa đơn, đại diện Cục Thuế TP.HCM cũng giải đáp thắc mắc của một số DN về việc xuất hóa đơn đối với hàng hóa biếu tặng cho khách hàng mà không theo chương trình khuyến mãi của Sở Công Thương, hóa đơn tiếp khách, các khoản chi phí trên hóa đơn được thanh toán qua thẻ tín dụng, xuất hóa đơn chậm trễ... Cụ thể, đối với hàng hóa không đăng kí khuyến mãi với Sở Công Thương khi đưa ra để biếu tặng cho khách hàng thì phải lập hóa đơn theo giá vốn của hàng hóa đó cộng với phần thuế GTGT đầu ra và không tính doanh thu. Đối với hóa đơn tiếp khách, bắt buộc phải có bảng kê đính kèm, theo quy định trên hóa đơn phải ghi đầy đủ các mặt hàng còn trường hợp có quá nhiều hàng thì sẽ lập bảng kê kèm theo có xác nhận của bên bán.
Về trường hợp nhà cung cấp lập hóa đơn chậm trễ, đại diện Cục Thuế TP.HCM cho biết, cơ quan Thuế sẽ xử lí nhà cung cấp trong việc cấp hóa đơn chậm trễ, tuy nhiên nếu DN chứng minh đầy đủ các thông tin về việc cấp hóa đơn chậm trễ của nhà cung cấp thì hóa đơn vẫn được cơ quan Thuế chấp nhận và tính vào chi phí được khấu trừ. Đối với các khoản thanh toán bằng thẻ tín dụng với các khoản chi trên 20 triệu đồng mà có hóa đơn thì chi phí trong hóa đơn chỉ được chấp nhận nếu được thanh toán từ tài khoản của DN, còn từ tài khoản cá nhân sẽ không được thanh toán.../.